/tmp/edolq.jpg
Câu 1 (trang 162 sgk Văn 8 Tập 1):
– Giọng điệu của bài thơ thống thiết, lâm li.
– Thể thơ song thất lục bát góp phần thể hiện giọng điệu đó:
+ Hai câu 7 chữ như trào dâng dồn dập
+ Hai câu lục bát da diết, chậm mà xoáy sâu, nhức nhối.
+ Những thanh trắc ở câu 7, hiệp vần ở hai câu lục bát làm tăng nhạc tính ở từng khổ thơ.
Câu 2 (trang 162 sgk Văn 8 Tập 1): Bố cục 3 phần:
– Phần 1: 8 câu thơ đầu: Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn.
– Phần 2: 20 câu tiếp: Cảnh đất nước trong nỗi đau thương, tang tóc.
– Phần 3: 8 câu thơ cuối: Lời than về thế bất lực của người cah và lời trao gửi cho con.
Câu 3 (trang 162 sgk Văn 8 Tập 1): Tám câu thơ đầu:
– Bối cảnh không gian: nơi biên ải xa xôi, ảm đạm, heo hút; là nơi tận cùng của đất nước, nơi người cha sẽ ra đi vĩnh viễn.
– Hoàn cảnh éo le và tâm trạng của hai nhân vật:
+ Hoàn cảnh éo le: cha bị áp giải sang Trung Quốc, một đi không trở lại. Con muốn theo để phụng dưỡng, chăm sóc cha, nhưng nợ nước thù nhà chưa trả nên cha khuyên con ở lại.
+ Tâm trạng: đau xót vì chia li, day dứt vì thù nhà nợ nước chưa trả.
– Trong bối cảnh không gian và tâm trạng ấy, lời khuyên của người cha có ý nghĩa như một lời trăng trối.
Câu 4 (trang 162 sgk Văn 8 Tập 1): Đoạn thơ thứ hai:
– Tâm sự yêu nước của tác giả thể hiện qua: tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước.
Tác giả nhập vai vào người cha (Nguyễn Phi Khanh) khuyên con mình (Nguyễn Trãi) để gợi nhắc về truyền thống đánh giặc của cha ông, nói về hiện tình của đất nước và kể tội ác của quân xâm lược. Qua đó, tác giả cũng bày tỏ niềm tự hào về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
– Sức gợi cảm của đoạn thơ:
Ở năm 20 đầu thế kỉ XX, hiện tình đất nước đang diễn ra rất đen tối. Bọn giặc tàn bạo đang gây nên biết bao thảm họa với nhân dân ta Sức gợi cảm của bài thơ là ở những hình ảnh làm đau nhói, xé buốt con tim.
+ Tác giả đã nhập vai một nạn nhân đang đi vào cõi chết nhưng vẫn không quên kể tội ác quân xâm lược.
+ Tác giả nhập cuộc nên thể hiện cảm xúc chân thành với nỗi đau da diết làm xúc động tận đáy lòng người đọc.
Câu 5 (trang 163 sgk Văn 8 Tập 1):
Trong phần cuối đoạn thơ, người cha nói đến cái thế bất lực của mình và sự nghiệp của tổ tông nhằm khơi dậy trong lòng người con lòng yêu nước, quyết tâm trả nợ nước thù nhà. Người con lấy đó làm động lực tiếp nối người cha hoàn thành sự nghiệp còn dang dở.
Trong bài thơ Hai chữ nước nhà, Trần Tuấn Khải đã sử dụng nhiều hình ảnh và từ ngữ có tính ước lệ, sáo mòn nhưng vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ.
Ví dụ : Ải Bắc, mây sầu, gió thảm, hỗ thét, chim kêu, hạt máu nóng, hồn nước, Hồng lạc vong quốc
Đây là những cảm xúc chân thành, mãnh liệt, vừa gợi tả tâm trạng khắc khoải, đau thương của nhân vật lịch sử, vừa tác động mạnh mẽ đến lòng yêu nước của con người.