/tmp/bdasz.jpg
Nội dung bài viết
Xem thêm Tóm tắt: Ếch ngồi đáy giếng
– Phần 1 (từ đầu đến “chúa tể”): Khi ếch sống trong giếng.
– Phần 2 (Còn lại): Khi ếch được ra ngoài.
Câu 1 (trang 101 sgk Văn 6 Tập 1):
– Ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như chúa tể là bởi lẽ: ếch đã phải sống lâu ngày trong giếng, mà xung quanh nó lại toàn những loài vật nhỏ bé. Mỗi khi nó kêu thì vang động cả giếng, khiến các loài hoảng sợ.
Câu 2 (trang 101 sgk Văn 6 Tập 1):
– Ếch bị con trâu đi qua giẫm bẹt là vì: lần đầu tiên ếch được ra khỏi miệng giếng, quen thói nhìn trời chả thèm để ý đến vật cảnh vật xung quanh.
Câu 3 (trang 101 sgk Văn 6 Tập 1):
– Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” nhằm nêu lên bài học như sau:
+ Một môi trường sống quá nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự tương tác với thế giới bên ngoài thì sẽ giới hạn lại tầm hiểu biết về những thứ về thế giới xung quanh.
+ Cho nên, khi phải sống lấu ngày trong một môi trường như thế thì kết quả sẽ dẫn đến là sự hiểu biết của người ta sẽ nên nông cạn. Vì vậy, việc nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo là việc chắc chắn sẽ xảy ra.
– Từ đó rút ra được ý nghĩa bài học là: Con người luôn luôn phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình và không được chủ quan, kiêu ngạo. Đồng thời, truyện phê phán những kẻ có hiểu biết hạn hẹp nhưng lại huênh hoang, kiêu ngạo.
Câu 1 (trang 101 sgk Văn 6 Tập 1):
– Theo em, hai câu văn trong văn bản là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa câu chuyện đó là:
+ “Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể”. Câu này kể về hoàn cảnh sống của ếch là nguyên nhân khách quan gây nên sự kém hiểu biết và kiêu ngạo của ếch.
+ “Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.” Câu này nói lên hậu quả cảu thói chủ quan, kiêu ngạo.
Câu 2 (trang 101 sgk Văn 6 Tập 1):
– Một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” đó là:
+ Một học sinh học rất giỏi ở trong một lớp. Cho nên, học sinh đó luôn tưởng mình là giỏi nhất. Cho đến khi học sinh giỏi đó tham gia vào cuộc thi “Rung chuông vàng” do nhà trường tổ chức thì đã nhanh chóng bị loại trong những câu hỏi đầu tiên.
+ Khi đi làm, có một nhân viên làm việc khá ổn. Anh ta được cử làm trưởng phòng. Vì thế, hắn tỏ ra rất kiêu ngạo. Cho đến một ngày, có một nhân viên mới về và làm được việc hơn anh ta rất nhiều. Vì thế, tên này nhanh chóng bị mất chức danh trưởng phòng.
Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của ếch, truyện “Ếch ngồi đáy giếng” muốn phê phán những kẻ có tầm hiểu biết nông cạn nhưng lại luôn tỏ ra mình là nhất. Đồng thời, câu chuyện này cũng khuyên nhủ con người ta sống phải luôn luôn biết cách mở rộng tầm hiểu biết của mình và không được chủ quan, kiêu ngạo.