/tmp/oaeto.jpg
a,
– Trong ba câu đầu của đoạn trích, hai người tản cư đang nói chuyện với nhau.
– Dấu hiệu cho thấy đây là một cuộc trò chuyện qua lại:
+ Nội dung: hướng tới người tiếp chuyện.
+ Hình thức: trước mỗi lượt lơi đều có dấu ghạch đầu dòng.
b, Câu ” – Hà nắng gớm, về nào…” là lời của ông hai tự nói với mình. Đây không phải là một câu đối thoại vì chỉ có một lượt lời, không có người tham gia vào câu thoại.
Ví dụ khác: ” – chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này?”
c, Những câu: “Chúng nó là Việt gian đấy ư?… Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…” là những câu hỏi của ông Hai. Những câu này không có dấu ghạch đầu dòng vì đó là những suy nghĩ của nhân vật, không hướng một lời tiếp nhận là ai và chỉ diễn ra trong nội tâm nhân vật.
d, Tác dụng:
– Tạo cho câu chuyện có không khí gần gũi giống như đang diễn ra trong thực tế.
– Thể hiện rõ, trực tiếp thái độ của nhân vật,tạo cơ sở để đi sâu, hiểu nội tâm nhân vật.
– Đặc biệt độc thoại và độc thoại nội tâm có tác dụng thể hiện chiều sâu tâm lí nhân vật ông Hai.
Câu 1 (trang 178 sgk Văn 9 Tập 1):
– Hình thức đối thoại diễn ra không bình thường vì: Có ba lượt lời nhưng chỉ có hai lời đáp.
– Tác dụng:
+ Thể hiển sự miễn cưỡng, bất đắc dĩ của ông hau khi phải trả lời bà hai.
+ Tâm trạng chán chường, buồn bã của ông Hai trong đêm sau khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
Câu 2 (trang 179 sgk Văn 9 Tập 1): Hs tự chọn đề tài để kể lại câu chuyện.
Lưu ý: sử dụng hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.