/tmp/ntojc.jpg
1. Trả lời câu hỏi
a. Giọng điệu trong lời văn có điểm tương đồng; sự trang trọng nghiêm túc.
– Ngoài sự tương đồng ở một điểm chung đó, giọng điệu của từng đoạn văn có những nét đặc trưng riêng biệt:
+ Đoạn 1: giọng sôi nổi, mạnh mẽ hùng hồn
+ Đoạn 2: giọng trầm lắng, thiết tha
b. Cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt giọng điệu của lời văn trong những đoạn văn trên là đối tượng nghị luận, nội dung nghị luận
c. Cách sử dụng từ ngữ, cách sử dụng các kiểu câu, các biện pháp tu từ vựng hoặc cú pháp có vai trò chủ yếu trong việc biểu hiện giọng điệu của từng đoạn, cụ thể:
– Đoạn 1: sử dụng nhiều từ ngữ thuộc lớp từ chính trị, xã hội, được sử dụng phép lặp cú pháp, phép song hành, liệt kê
– Đoạn 2: từ ngữ thuộc lĩnh vực văn chương và cuộc đời
2. Trả lời câu hỏi
a. Giọng điệu của lời văn nghị luận trong đoạn trích trên:
– Đoạn 1: được viết kêu gọi đồng bào toàn quốc, nên giọng điệu hùng hồn, mạnh mẽ, thúc giục
=>Dùng ngôn ngữ, câu văn hô gọi, cầu khiến, khẳng dịnh mạnh, sử dụng biện pháp lặp cú pháp
– Đoạn 2: được viết để bình luận với ý châm biếm hiện tượng “bụng phệ”. =>Người viết đã tạo ra được giọng hài hước, dí dỏm pha chút châm biếm, sử dụng từ ngữ đa nghĩa lại ẩn ý
b. Cơ sở tạo nên sự khác biệt của giọng điệu ấy
– Đoạn 1: Giọng văn hùng hồn, mạnh mẽ, thúc giục.
+ dùng những từ ngữ, câu văn hô gọi, cầu khiến, khẳng định mạnh (Hỡi đồng bào toàn quốc, hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Không! Chúng ta thà.. chứ nhất định không… không…)
+ sử dụng biện pháp trùng lặp cú pháp (Chúng ta , nhân nhượng,…).
– Đoạn 2: là lời bình thơ Xuân Diệu. Đoạn văn được viết với giọng ngợi ca, tha thiết, say mê
+ sử dụng nhiều tính từ chỉ trạng thái, mức độ (dào dạt, lặng lẽ, say đắm, vội vàng, cuống quýt, ngắn ngủi, vui, buồn, nồng nàn, tha thiết, náo nức, xôn xao, thê lương, bi đát…)
+ sử dụng kết hợp các kiểu câu ngắn, dài, câu nhiều tầng, câu lặp cú pháp, liệt kê
3. Điểm quan trọng nhất điểm quan trọng nhất của giọng điệu ngôn từ trong văn nghị luận:
– Giọng điệu chủ yếu của lời văn nghị luận là trang trọng, nghiêm túc.
– Các phần trong bài văn có thể thay đổi giọng điệu sao cho thích hợp với nội dung cụ thể: sôi nổi, mạnh mẽ, trầm lắng, hài hước…
Câu 1 (trang 158 sgk Văn 12 Tập 1):
– Đoạn 1:
+ Hồ Chí Minh đã sử dụng từ ngữ một cách chính xác, phù hợp với việc tuyên bố độc lập
+ đặc biệt là sử dụng nhiều từ ngữ chính trị về câu, điểm nổi bật là đoạn sử dụng kiểu câu lặp cú pháp và kiểu, câu song hành, với những câu ngắn để nhân mạnh những điều khẳng định
=>giọng điệu, ngôn từ của đoạn văn rất rắn rỏi, dứt khoát, mạnh mẽ và cương quyết.
– Đoạn 2: nói về thời thơ Tú Xương, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều từ ngữ tài hoa. Tác giả sử dụng nhiều kiểu câu điệp câu trúc, song hành cú pháp tạo ra giọng điệu rất riêng
– Đoạn 3: được viết theo lối so sánh làm nổi bật điểm khác biệt trong tính cách, phẩm chất, tâm hồn của Kiều, Từ Hải
Câu 2 (trang 158 sgk Văn 12 Tập 1):
Dàn ý cho đề a)
A, Mở bài: dẫn dắt vào vấn đề
B, Thân bài:
– Vài trò của việc chọn nghề:
+ Rất quan trọng , góp phần quyết định tương lai, hạnh phúc của mỗi người.
+ thể hiện một phương diện quan trọng của quan điểm sống, lí tưởng sống của tuổi trẻ
– Một số quan niệm chọn nghề của thanh niên học sinh hiện nay:
+ Chọn nghề làm ra được nhiều tiền:
* quan niệm khá phổ biến hiện nay vì sự quan trọng của đồng tiền
* nhưng tiền không phải là tất cả, con người còn rất cần những nhu cầu về đời sống tinh thần, tình cảm, không thể mua được bằng tiền
* nếu chọn nghề chỉ với mục đích làm ra nhiều tiền thì công việc mỗi ngày sẽ trở thành gánh nặng suốt đời.
+ Chọn nghề mình yêu thích:
* Thỏa mãn được nhu cầu, sở thích cá nhân
* Tình yêu nghề là rất quan trọng, nhưng nó không quyết định tất cả
=> Cả hai quan niệm trên đều phiến diện, đều xuất phát từ ý thức chủ quan, chưa thực sự xuất phát từ quan điểm, lí tưởng sống đúng đắn, cao đẹp của thanh niên hiện nay
– Bàn luận đưa ra quan niệm chọn nghề của bản thân
+ Vừa quan tâm đến sở thích cá nhân, vừa chú ý đến vấn đề thu nhập.
+ cần căn cứ vào yếu tố khác như: điều kiện kinh tế gia đình, năng lực, năng khiếu của bản thân, điều kiện sức khỏe, nhu cầu xã hội, đất nước…
C, Kết bài: khái quát lại vấn đề