Soạn bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận ngắn nhất


Soạn bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

I. Tìm hiểu đề văn nghị luận:

1. Nội dung, tính chất của đề văn nghị luận:

a. Giống như đề bài của các loại văn khác, đề bài của một bài văn nghị luận cũng khái quát chủ đề, nội dung chính của bài văn. Vì vậy, có thể dùng các đề này làm đầu đề cho bài văn với nội dung tương ứng.

b. Căn cứ vào khái niệm, vấn đề lí luận chủ đề để khẳn định các đề trên là văn nghị luận

Chẳng hạn:

Đề 1: Căn cứ vào đức tính giản dị của Bác Hồ; người viết phải bàn luận về đức giản dị và bày tỏ thái độ ngợi ca đức tính giản dị này của Người.

c. Dựa vào tính chất nghị luận, có thể xếp các đề trên theo những nhóm sau:

– Đề có tính chất giải thích, ngợi ca: (1), (2);

– Đề có tính chất phân tích, khuyên nhủ: (3), (4), (5), (6), (7);

– Đề có tính chất suy xét, bàn luận: (8), (9);

– Đề có tính chất tranh luận, bác bỏ: (10), (11).

Xem thêm:  Cảm nhận 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú của Tố Hữu năm 2021

Cùng với định hướng về nội dung (vấn đề nêu ra), đề văn nghị luận còn có vai trò quan trọng trong việc định hướng thái độ của người viết khi nghị luận. Từ những định hướng này, người viết xác định được hướng triển khai bài văn, cách giải quyết vấn đề phù hợp.

2. Tìm hiểu đề:

Đề: Chớ nên tự phụ

– Vấn đề: Chớ nên tự phụ

– Đối tượng: Tính tự phụ

– Phạm vi: nói với mọi người – phân tích cái xấu, tác hại của thói tự phụ và khuyên nhủ nên từ bỏ

– Khuynh hướng tư tưởng: Phủ định

– Tính chất: Phê phán → khuyên nhủ

→ Tìm hiểu đề: phải xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất.

II. Lập ý cho bài văn nghị luận:

Đề: Chớ nên tự phụ

1. Xác lập luận điểm: Chớ nên tự phụ (tức là nêu ý kiến, biểu hiện tư tưởng, thái độ đối với thói tự phụ)

– Tự phụ là thói xấu của con người, là việc đề cao bản than quá mức, rơi vào trạng thái tự đắc, không biết khiêm tốn và nhún nhường.

– Mọi người nên từ bỏ thói tự phụ và hãy rèn tính khiêm tốn.

→ Sau đó nên và cần cụ thể hoá bằng các luận điểm phụ, như:

      + Tự phụ khiến bản thân con người không tự biết mình.

      + Tự phụ luôn đi liền với thái độ coi thường, khinh bỉ người khác.

Xem thêm:  Soạn bài Tổng kết về từ vựng ngắn nhất

      + Tự phụ khiến cho bản thân bị mọi người chê trách, xa lánh.

2.Tìm luận cứ

*) Lí lẽ:

– Tự phụ là gì? là đánh giá quá cao tài năng, thành tích do đó coi thường mọi người, kể cả người trên mình

– Vì sao chớ nên tự phụ? Vì gây ra nhiều tác hại.

      + Đối với mọi người: thói tự phụ làm cho người ta thấy khó chịu vì họ thấy mình bị coi thường.

      + Đối với chính bản thân mình: Bản thân không tự biết mình, không ý thức và không đánh giá đúng thực chất của mình; Có thói tự phụ sẽ coi thường người khác do đó sẽ không được mọi người tôn trọng, bị khinh ghét, bị cô lập; Con người dễ rơi vào mặc cảm cô đơn, khi thất bại còn rơi vào mặc cảm tự ti; Nếu ở cương vị lãnh đạo thì sẽ không thu phục được quần chúng; Nếu là người bình thường thì sẽ bị mọi người xa lánh, ít bạn bè.

*) Dẫn chứng:

– Chính bản thân mình

– Từ thực tế cuộc sống quanh mình (trường, lớp, gia đình)

– Sách báo…

3. Xây dựng lập luận:

– Có thể sử dụng cả 2 cách

– Theo lối diễn dịch hoặc quy nạp

III. Luyện tập:

Đề: Sách là người bạn lớn của con người

1.Tìm hiểu đề:

– Vấn đề nghị luận: Lợi ích của việc đọc sách.

– Đối tượng và phạm vi nghị luận: Việc đọc sách và ích lợi của việc đọc sách – những cuốn sách tốt

Xem thêm:  Tóm tắt bài Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục ngắn nhất

– Khuynh hướng tư tưởng: Khẳng định ích lợi của việc đọc sách

– Tính chất: Phải suy nghĩ, phân tích về lợi ích của việc đọc sách.

2.Lập ý:

– Tìm luận điểm: Sách là người bạn lớn của con người. Cuốn sách tốt là người bạn giúp ta học tập, rèn luyện hằng ngày.

– Tìm luận cứ:

      + Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta.(thế giới xung quanh, biến cố lịch sử xa xưa, thế giới tâm hồn của con người)

      + Sách làm cho người ta được thưởng thức những vẻ đẹp của thế giới và con người.(vẻ đẹp của cảnh trí thiên nhiên khắp nơi trên trái đất, vẻ đẹp hình thể và tâm hồn của con người, vẻ đẹp của ngôn từ)

      + Sách đem lại cho ta đời sống nội tâm phong phú và giúp ta biết sống cao thượng, nhân ái, vị tha, biết sống có ích cho mọi người. Sách còn giúp ta hiểu rõ về chính bản thân mình.

      + Phải biết chọn sách mà đọc và biết trân trọng, nâng niu những cuốn sách quý.

– Xây dựng lập luận: (có thể dùng một trong hai cách)

      + Kể về các tác động mạnh mẽ và sâu sắc do một cuốn sách tốt đem lại cho bản thân mình. Đưa ra lời khuyên.

      + Từ việc nêu ra luận điểm rồi phân tích dần từng luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm đó.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu