/tmp/gjjou.jpg
1. Đề văn biểu cảm
a. Cảm nghĩ về dòng sông.
b. Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu.
c. Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ
d. Vui buồn tuổi thơ.
e. Loài cây em yêu.
2. Cách làm một bài văn biểu cảm
a. Tìm hiểu đề và tìm ý:
b. Lập dàn bài:
Đề 1: Cảm nghĩ về dòng sông.
MB: Giới thiệu về dòng sông và cảm xúc của em về dòng sông đó.
TB:
* Tả bao quát: Nhìn từ xa, dòng sông (bãi biển) trông như thế nào?
* Tả chi tiết:
– Hình dáng: (dài, uốn khúc, thẳng tắp,…)
– Màu sắc: (sông: màu đỏ nặng phù sa…, biển: màu sắc thay đổi theo sắc mây trời) – Cảnh hai bên bờ sông (những lũy tre xanh, những rặng dừa trĩu nặng, nhà cửa ven sông,…)
– Cảnh trên dòng sông (thuyền, ghe, bạn nhỏ tắm sông, lục bình trôi,…) hoặc cảnh trên mặt biển (sóng biển nhấp nhô, thuyền bè chài lưới, những ghềnh đá giữa biển, …)
– Hoạt động của con người trên dòng sông hay gần bãi biển: sông (buôn bán tấp nập trên chợ nổi, từng đoàn người trên tài du lịch trên sông,…) hoặc biển (những người dân kéo lưới, những ghe thuyền đầy ắp tôm cá, cảnh họp chợ hải sản tấp nập trên bãi biển v.v)
KB: Cảm nghĩ về dòng sông đã tả.
Đề 2: Cảm nghĩ về đêm trăng thu.
MB
– Giới thiệu về đêm trăng trung thu có ý nghĩa lớn nhất đối với em.
– Khái quát những ấn tượng, cảm nghĩ về đêm trăng trung thu đó.
TB
– Những cảm xúc đợi chờ đêm trung thu: háo hức, hồi hộp,…
– Những cảm xúc trong đêm trăng, khi chứng kiến hình ảnh vầng trăng, nhìn ngắm bầu trời: tràn ngập niềm vui sướng trước vẻ đẹp tròn trịa đầy sức sống của vầng trăng, niềm vui nhảy múa như ngàn vì sao nhấp nháy,…
– Những suy nghĩ cảm xúc khi ngắm nhìn đêm trăng.
– Suy nghĩ về tình cảm gia đình khi phá cỗ: cảm giác hạnh phúc khi cả gia đình quây quần cùng nhau.
– Những ấn tượng, suy nghĩ về hình ảnh vầng trăng vào đêm khuya: nhớ lại những niềm vui tuổi thơ, bồi hồi nghĩ về tương lai…
KB: Khái quát lại những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân trong đêm trăng.
Ý nghĩa của đêm rằm trung thu đối với bản thân.
Đề 3: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ
MB: Nêu cảm xúc đối với nụ cười mẹ, nụ cười ấm lòng.
TB
– Giới thiệu chung về mẹ:Ngoại hình, phẩm chất…
– Nêu các biểu hiện sắc thái nụ cười của mẹ.
+ Nụ cười đem lại sự ấm áp và niềm tin tưởng cho em.
+ Nụ cười vui,thương yêu.
+ Nụ cười khuyến khích.
+ Nụ cười tha thứ, bao dung khi em mắc lỗi.
+ Những khi vắng nụ cười của mẹ.
+ Làm sao để luôn thấy được nụ cười của mẹ
KB: Lòng yêu thương và kính trọng mẹ.
Đề 4: Vui buồn tuổi thơ.
MB:
– Giới thiệu những kỉ niệm tuổi thơ (vào dịp nào? ở đâu?…)
– Lý do mình nhớ lại những kỉ niệm ấy
TB
– Nỗi buồn: những khó khăn, nỗi buồn in sâu trong tuổi thơ
– Niềm vui: những khoảnh khắc vui vẻ bên gia đình, bạn bè và vượt qua khó khăn
– Kỉ niệm mình nhớ nhất (đi sâu vào phần này nha)
– Cảm xúc hiện tại và cảm xúc lúc đó.
KB: Tình cảm đối với tuổi thơ và những kỉ niệm.
Đề 5. Loài cây em yêu.
MB: Giới thiệu loài cây và tình cảm của em với loài cây này
TB:
– Miêu tả đặc điểm của cây: hình dáng, màu sắc, các bộ phận, môi trường sống.
– Vai trò của cây đó trong cuộc sống (chú ý nêu tình cảm của mình với các ý được nêu ra): môi trường, kinh tế,…
– Tình cảm của mọi người dành cho loài cây đó.
KB: Khái quát tình cảm của em với cây đó.
a: Bài văn này biểu đạt tình yêu tha thiết, nồn nàn của tác giả với quê hương An Giang yêu dấu. Có thể đặt nhan đề cho bài văn là: Quê hương An Giang trong tôi.
b. Lập dàn ý
MB: Giới thiều tình yêu quê hương An Giang.
TB: Những biểu hiện tình yêu quê hương của tác giả:
+ Những kỉ niệm tuổi thơ.
+ Tình yêu quê hương trong chiến đấu và tình yêu đối với những người con anh hùng của quê hương.
KB: Tình yêu quê hương trong suy nghĩ và cảm nhận của người con xa quê (khi đã trưởng thành).
c. Bài văn thể hiện những cảm xúc với quê hương bằng những câu văn biểu cảm trực tiếp, rất giàu cảm xúc và dung dị.