/tmp/jyygy.jpg
Câu 1 (trang 122 sgk Văn 12 Tập 1):
– Bố cục:
+ Đoạn 1: Từ đầu.. Làm nên Đất nước muôn đời
• Đất nước được cảm nhận trên nhiều phương diện khác nhau: địa lí, lịch sử, văn hóa.
+ Đoạn 3: Còn lại
• Tư tưởng Đất nước của nhân dân
– Mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ chính là về đất nước, một đất nước gần gũi, gắn bó với cuộc sống của con người được nhìn nhận trong suốt chiều dài lịch sử, văn hóa dân tộc.
Câu 2 (trang 122 sgk Văn 12 Tập 1):
Đoạn đầu tác giả đã cảm nhận đất nước trên những phương diện sau:
– Tác giả không nêu ra những sự kiện lịch sử, không điểm theo niên đại, triều đại mà chọn cách nói bằng những hình ảnh cụ thể, gần gũi:
+ Đất nước đã có rồi
+ Ngày xửa ngày xưa
– Đất nước hiện ra trong những phong tục, tập quán, nếp ăn nếp ở của con người Việt:
+ Miếng trầu bà ăn
+ tục bới tóc sau đầu
– Đặc biệt, hình ảnh đất nước còn được gợi về từ truyền thống đánh giặc ngàn đời của ông cha.
– Và hơn hết, tác giả cắt nghĩa hình ảnh đất nước từ những gì gần gũi, bình dị trong cuộc sống lao động đời thường mà lại thắm tình nghĩa dân tộc: cái kèo, cái cột, xay, giã, giần, sàng..
– Sau đó, tác giả định nghĩa đất nước theo chiều rộng của không gian, chiều dài của thời gian và đặc biệt trong sự gắn bó giữa anh và em:
+ Chiều rộng của không gian: đó là không gian riêng tư, không gian tình yêu đôi lứa, không gian mênh mông bao la.
+ Chiều dài của thời gian: quá khứ thiêng liêng hào hùng “Lạc Long Quân và Âu Cơ”, hiện tại gần gũi, giản dị “Đất nước là máu xương của mình”, tương lai tương sáng “Con sẽ mang đất nước đi xa”.
Cách cảm nhận của nhà thơ khác với nhà thơ cùng viết về đề tài này: Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm không phải là “mối xa thư đồ sộ..” trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, cùng không phải là thiên thư, đế cư trong thơ của Lí Thường Kiệt, cũng không phải là các triều đại Đinh, Lí, Trần.. trong Đại cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi. Nhà thơ không chọn cách nói trừu tượng mà chọn cách nói bình dị, gần gũi với bất kì trên mảnh đất này.
Câu 3 (trang 122 sgk Văn 12 Tập 1): Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được thể hiện qua:
– Nhân dân làm nên địa lí:
+ Ở nơi nào trên đất nước cũng lưu dấu những vẻ đẹp huyền thoại của nhân dân: núi Vọng Phu, hòn Trống Mái,..
+ Những ngọn núi, dòng sông chỉ trở thành thắng cảnh khi gắn liền với con người.
– Nhân dân làm nên lịch sử: Bốn nghìn lớp người:
+ Nhấn mạnh vai trò của bốn nghìn lớp người vô danh và bình dị đã đóng góp xương máu cho Đất nước.
– Nhân dân lưu giữ văn hóa:
+ Văn hóa vật chất: hạt lúa, lửa
+ Văn hóa tinh thần: tên xã, tên làng, giọng điệu,..
• Bao thế hệ đã truyền cho nhau, tiếp sức cho nhau những giá trị văn hóa mang bản sắc dân tộc Việt.
• Sự phát hiện thú vị và độc đáo của tác giả về ĐN trên các phương diện địa lí, lịch sử, văn hoá với nhiều ý nghĩa mới : Muôn vàn vẻ đẹp của ĐN đều là kết tinh của bao công sức và khát vọng của nhân dân , của những con người vô danh, bình dị . ĐN từ nhân dân mà ra, do nhân dân mà có và nhờ nhân daân mà tồn tại.
Câu 4 (trang 123 sgk Văn 12 Tập 1):
– Chất liệu văn hóa dân gian được tác giả sử dụng qua cách vận dụng các câu ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, phong tục..:
+ Truyền thuyết Thánh Gióng (dân mình biết trồng tre mà đánh giặc), truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ..
+ Sự tích Trầu Cau (miếng trầu bây giờ bà ăn)
+ Ca dao: bài Khăn thương nhớ ai (Nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm), Gừng cay muối mặn..
+ Thành ngữ: một nắng hai sương
– Chất liệu văn hóa dân gian vừa quen thuộc vừa mới lạ:
+ Quen thuộc bởi người Việt nào cũng biết những câu ca dao, truyền thuyết, thành ngữ đó.
+ Mới lạ bởi cách vận dụng sáng tạo của nhà thơ.
Tổng kết:
– Đoạn thơ thể hiện cảm nghĩ mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện: lịch sử, địa lí, văn hóa..
– Tác giả nhấn mạnh tư tưởng Đất nước của Nhân dân.
– Các chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng nhuần nhị, sáng tạo.