/tmp/onbfc.jpg
Nội dung bài viết
Câu 1 (trang 86 sgk Văn 6 Tập 1):
– Danh từ trong cụm từ in đậm là “con trâu”.
Câu 2 (trang 86 sgk Văn 6 Tập 1):
– Xung quanh danh từ có các từ sau: ba (chỉ số lượng), ấy.
Câu 3 (trang 86 sgk Văn 6 Tập 1):
– Các danh từ khác có trong câu trích dẫn: vua, thúng, gạo nếp, con.
Câu 4 (trang 86 sgk Văn 6 Tập 1):
– Danh từ dùng để chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,…
Câu 5 (trang 86 sgk Văn 6 Tập 1):
– Đặt câu:
+ Vua là người đứng đầu một nước.
+ Thúng là một trong những vật dụng của nhà nông.
+ Tôi rất thích ăn những món làm từ gạo nếp.
+ Những con trâu đang chăm sóc đàn con của chúng.
Câu 1 (trang 86 sgk Văn 6 Tập 1):
– Những từ in đậm là những từ chỉ đơn vị, số lượng: con, viên, thúng, tạ.
Câu 2 (trang 86 sgk Văn 6 Tập 1):
– Thay “ba con trâu” bằng “ba chú trâu”, “một viên quan” bằng “một ông quan” thì ý nghĩa về số lượng không thay đổi.
– Thay “ba thúng gạo” bằng “ba bao gạo”, “sáu tạ thóc” bằng “sáu cân thóc” thì ý nghĩa số lượng đã bị thay đổi.
– Các danh từ như “con”, “ông, “chú”, … không làm thay đổi ý nghĩa về đo lường trong danh từ được gọi là đơn vị tự nhiên.
+ Những danh từ như ‘tạ”, “cân”, “thúng”, … làm thay đổi ý nghĩa về đo lường trong danh từ được gọi là đơn vị quy ước.
Câu 3 (trang 86 sgk Văn 6 Tập 1):
– Không thể nói là “Nhà có sáu tạ thóc rất nặng” vì “tạ” là đơn vị cân chính xác rồi nên không dùng với ý nghĩa đánh giá là “rất nặng”. Khi nói là “tạ” thì người ta sẽ biết chắc chắn là nặng. Còn “thúng” là đơn vị đo lường mang tính ước chừng thì có thể dùng với ý nghĩa đánh giá là “rất đầy” được.
Câu 1 (trang 87 sgk Văn 6 Tập 1):
– Những danh từ chỉ sự vật mà em biết: bàn, vở, sách, bút, ông, bà, mèo, …
– Đặt câu:
+ Em rất thích ngồi đọc sách ở bàn.
+ Đầu năm học, bố mua cho em rất nhiều vở mới.
+ Sách là một đồ dùng không thể thiếu của học sinh.
+ Bút thường được dùng để ghi chép.
+ Em rất thích được đi chơi cùng ông.
+ Tối đến, em rất thích được nghe bà kể chuyện.
+ Nhà em có nuôi một con mèo.
Câu 2 (trang 87 sgk Văn 6 Tập 1):
a, Chuyên đứng trước danh từ chỉ người: cô, ngài, bé, chị, bác, chú, cháu, …
b, Chuyên đứng trước các danh từ chỉ vật: bức, cái, tấm, quyển, chiếc,…
Câu 3 (trang 87 sgk Văn 6 Tập 1):
a, Chỉ đơn vị quy ước chính xác: gam, xăng ti mét, mi li mét, tạ, tấn, yến, cân, …
b, Chỉ đơn vị quy ước ước chừng: nắm, bò, mớ, đàn, rá, rổ, bó, nhúm, thúng, …
Câu 4 (trang 87 sgk Văn 6 Tập 1):
– Khi nghe chính tả cần tập trung chú ý để phân biệt được các từ dễ bị nhầm lẫn:
[x – xưa], [s – sớm], [ch – chặt], [x – xuống].
Câu 5 (trang 87 sgk Văn 6 Tập 1):
– Những danh từ chỉ đơn vị: em, que, bức, các, con.
– Những danh từ chỉ sự vật: cha mẹ, củi, bút, núi, sông, cỏ, hình vẽ.