/tmp/whyco.jpg
Nội dung bài viết
– Câu 1–6: Lor-ca – con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị, nghệ thuật TBN.
– Câu 7-18: Lor-ca với cái chết oan khuất và nỗi xót xa về sự dang dở của khát vọng cách tân nghệ thuật.
– Câu 19-22: Niềm xót thương Lor-ca.
– Câu 23-31: Suy tư về cuộc giải thoát và cách giã từ của Lor-ca.
Câu 1 (trang 166 sgk Văn 12 Tập 1):
– “tiếng đàn bọt nước”: H/ả tượng trưng → từ thính giác sang thị giác, thủ pháp lạ hóa → sự sáng tạo mong manh, ngắn ngủi, tan vỡ đột ngột nhưng sinh sôi bất tận.
– “áo choàng đỏ gắt”: hình ảnh thực, tượng trưng → đấu trường quyết liệt, nơi người nghệ sĩ đương đầu với những thế lực tàn bạo, hà khắc.
– “lang thang, miền đơn độc, yên ngựa mỏi mòn, vầng trăng chuếnh choáng, ” → cuộc hành trình đơn độc của người nghệ sĩ đang tranh đấu cho tự do và cái mới.
– “Áo choàng bê bết đỏ” →Cái chết
– “tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy”: Nhân hóa→ âm nhạc – thân phận; tiếng đàn – linh hồn, thân thể và sinh thể.
– “tiếng ghi ta” thành sắc màu, hình khối…
+ Nâu: trầm tĩnh, nghĩ suy.
+ Xanh: thiết tha, hi vọng.
+ Tròn bọt nước vỡ tan: Bàng hoàng tức tưởi.
+ Ròng ròng máu chảy : Đau đớn, nghẹn ngào.
– “Đường chỉ tay”: đứt >< “Dòng sông”: rộng → Đối lập: cuộc đời ngắn ngủi, số phận bé nhỏ trước vô cùng vô tận của thế giới.
– “đường chỉ tay đứt”: ẩn dụ→ số phận, định mệnh nghiệt ngã của Lor-ca.
– Các hành động:
+ ném lá bùa vào xoáy nước
+ ném trái tim mình vào cõi lặng yên
→ sự giã từ và giải thoát, một sự lựa chọn.
-…dòng sông, ghi ta màu bạc: Gợi cõi chết, siêu thoát.
Câu 2 (trang 166 sgk Văn 12 Tập 1):
– “Tiếng đàn” → ẩn dụ: nghệ thuật của Lor-ca, tình yêu tự do và yêu con người mà ông suốt đời theo đuổi.
– “Không ai chôn cất tiếng đàn” → sức sống mạnh mẽ của nghệ thuật
– “tiếng đàn
– cỏ mọc hoang”→So sánh
+ Xót thương cho cái chết của một thiên tài, xót tiếc cho hành trình cách tân dang dở.
+ Cái đẹp không thể bị hủy diệt.
– Hình ảnh tượng trưng, so sánh:
+ “Giọt nước mắt”: cảm thông ,uất hận.
+ “Vầng trăng”: là biểu tượng cho cái đẹp, cho nghệ thuật của Lor-ca luôn toả sáng.
→ Cấu trúc gián đoạn bày tỏ sự xót thương, trân trọng, niềm tin mãnh liệt của nhà thơ vào sự bất tử của tiếng đàn Lor-ca.
Câu 3 (trang 166 sgk Văn 12 Tập 1): Hình tượng tiếng đàn mang ý nghĩa ẩn dụ cho:
– Niềm đam mê mãnh liệt với nghệ thuật, lí tưởng cao cả, đẹp đẽ của Lorca theo đuổi suốt cuộc đời.
– Đó còn là lời ca tranh đấu, phản ứng lại với chế độ phát-xít tồn tại ở Tây Ban Nha.
Hình tượng Lor-ca:
– Một nghệ sĩ tự do và cô đơn: Lor-ca một người nghệ sĩ khao khát cách tân nghệ thuật giữa một thế giới bạo tàn với nền nghệ thuật già nua cằn cỗi.
Chính lời đề từ đầu bài thơ đã cho ta thấy rõ điều đó. Đây là di chúc của nhà thơ, khi tiên cảm về cái chết. Hãy chôn tôi với cây đàn – phần hồn của đất nước Tây Ban Nha → tình yêu Tổ quốc nồng nàn. Hãy chôn tôi với cây đàn – biểu trưng cho sự nghiệp của Lor-ca → ước nguyện suốt đời theo đuổi sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật, mong muốn xóa bỏ ảnh hưởng của bản thân để dọn đường cho thế hệ sau vươn tới.
– Một cái chết oan khuất, bi phẫn bởi những thế lực tàn ác.
– Một tâm hồn bất diệt.
→ Hình tượng bi tráng về người nghệ sĩ chân chính, tài hoa – sống chết và bất tử với đất nước mình.