/tmp/qojtg.jpg
1. Đọc bài văn Tấm gương và trả lời các câu hỏi:
a. Bài văn này ngợi ca đức tính trung thực, phê phán tính xu nịnh dối trá tồn tại trong xã hội.
b. Để biểu đạt tình cảm đó tác giả đã mượn hình ảnh tấm gương làm chỗ dựa bởi nó luôn phản chiếu một cách trung thực tất cả mọi thứ xung quanh.
c. Bố cục của bài văn: 3 phần
– Mở bài: Từ đầu → trong sạch như từ lúc mẹ cha sinh ra nó
– Thân bài: tiếp theo đến … mà lòng không hổ thẹn.
– Kết bài: còn lại.
Mở bài và Kết bài tương ứng với nhau về ý. Thân bài nói về các đức tính của tấm gương, hướng tới làm nổi bật chủ đề của bài văn.
d. Tình cảm và sự đánh giá của tác giả rõ ràng và chân thực. Điều đó làm cho bài văn giàu sức thuyết phục và hấp dẫn hơn.
2. Đọc đoạn văn SGK và trả lời câu hỏi
– Đoạn văn biểu cảm nỗi đau khổ của đứa con khi mẹ đi xa, phải sống với người khác, bị hắt hủi, bị ngược đãi, mong muốn mẹ về để được giải thoát. Tình cảm này được biểu thị một cách trực tiếp
– Dấu hiệu đưa ra nhận xét, ta căn cứ vào tiếng kêu, tiếng gọi, tiếng than thở của người con: “Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Mẹ có biết không? …
a. Bài văn thể hiện tình cảm: cảm xúc của tuổi học trò trong ngày chia li. Miêu tả hình ảnh biểu tượng: hoa phượng, Xuân Diệu đã thể hiện một cách sâu sắc, tinh tế cảm xúc từ bối rối, xuyến xao buồn nhớ đến những khoảnh khắc trống trải, xa vắng và nỗi niềm cô đơn, bâng khuâng nhung nhớ, dỗi hờn của tuổi học trò trong những ngày hè chia li.
b. Mạch ý của bài văn gồm 3 đoạn.
– Đoạn 1: Phượng khơi dậy bao nỗi niềm chia xa trong lòng người.
– Đoạn 2: Phượng thức đợi một mình khi học trò đã về xa.
– Đoạn 3: Phượng khóc vì thời gian đợi chờ dài đằng đẵng.
c. Bài văn này vừa dùng hình thức biểu cảm trực tiếp, vừa dùng hình thức biểu cảm gián tiếp.
– Gián tiếp: Dùng hoa phượng để nói lên nỗi niềm của lòng người.
– Trực tiếp: Có những câu trực tiếp thể hiện cảm xúc của tác giả: “Nhớ người sắp xa còn đứng trước mặt… Nhớ một trưa hè gà gáy khan…” “Thấy xa trường rồi bạn buồn xiết bao”.