/tmp/fchvo.jpg
Nội dung bài viết
Câu 1 (trang 116 sgk Văn 6 Tập 1):
– Những từ in đậm trong câu có tác dụng bổ dụng bổ sung ý nghĩa cho danh từ và tạo thành cụm danh từ.
Câu 2 (trang 117 sgk Văn 6 Tập 1):
– Nghĩa của cụm từ “một túp lều” cụ thể hơn nghĩa cuả từ “túp lều”.
– Nghĩa của cụm từ “một túp lều nát” chỉ rõ nghĩa hơn nghĩa của từ “một túp lều”.
– Nghĩa của cụm từ “một túp lều nát trên bờ biển” lại cụ thể hơn nghĩa của cụm từ “một túp lều nát”.
– Như vậy, nghĩa của cụm danh từ đầy đủ và rõ nghĩa hơn rất nhiều so với nghĩa của danh từ.
Câu 3 (trang 117 sgk Văn 6 Tập 1):
– Một cụm danh từ: một học sinh ngoan
– Đặt câu: Trong lớp có duy nhất một học sinh ngoan.
– Cụm danh từ hoạt động trong câu giống như một danh từ. Cụ thể, cụm danh từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ.
Câu 1 (trang 117 sgk Văn 6 Tập 1):
– Các cụm danh từ: làng ấy, ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, ba con trâu ấy, chín con, năm sau, cả làng.
Câu 2 (trang 117 sgk Văn 6 Tập 1):
– Các từ ngữ phụ thuộc đứng trước danh từ: ba, chín, cả.
– Các từ ngữ phụ thuộc đứng sau danh từ: ấy, nếp, sau, đực.
– Các phụ ngữ đứng trước có hai loại:
+ ba, chín
+ cả
– Các từ phụ sau có hai loại:
+ nếp, đực
+ sau, ấy.
Câu 3 (trang 117 sgk Văn 6 Tập 1):
Phần trước | Phần trung tâm | Phần sau | |||
T1 | T2 | T1 | T2 | s1 | s2 |
làng | ấy | ||||
ba | thúng | gạo | nếp | ||
ba | con | trâu | đực | ||
ba | con | trâu | ấy | ||
chín | con | ||||
năm | sau | ||||
cả | Làng |
Câu 1 (trang 118 sgk Văn 6 Tập 1):
a, Cụm danh từ: một người chồng thật xứng đáng.
b, Cụm danh từ: một lưỡi búa của cha.
c, Cụm danh từ: một con yêu tinh ở trên núi.
Câu 2 (trang 118 sgk Văn 6 Tập 1):
Phần trước | Phần trung tâm | Phần sau | |||
T1 | T2 | T1 | T2 | S1 | S2 |
một | người | chồng | thật | xứng đáng | |
một | lưỡi | búa | của | cha | |
một | con | yêu tinh | ở | trên núi |
Câu 3 (trang 118 sgk Văn 6 Tập 1):
– Phụ ngữ thích hợp lần lượt là: đó, vừa rồi, ấy.