/tmp/yzwgp.jpg
Xem thêm Tóm tắt: Cô bé bán diêm
Câu 1 (trang 68 sgk Văn 8 Tập 1):
– Nếu lấy việc em bé quẹt nhưng que diêm làm phần trọng tâm thì có thể chia văn bản làm 3 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “đã cứng đờ ra”: Hoàn cảnh của cô bá bán diêm và việc cô bé không dám về nhà.
+ Phần 2: Tiếp đến “về chầu Thượng đế”: Những lần quẹt diêm của em bé.
+ Phần 3: Còn lại: Cái chết của em bé và thái độ của mọi người.
– Phần trọng tâm có thể chia thành những đoạn nhỏ dựa trên những lần quẹt diêm của em bé. Mỗi lần quẹt diêm là một đọan nhỏ hơn.
Câu 2 (trang 68 sgk Văn 8 Tập 1):
– Hoàn cảnh của cô bé bán diêm:
+ Gia cảnh: nhà sa sút, bà với mẹ mất, sống với người cha suốt ngày đánh đập, nơi ở là một xó tối tăm, trên gác sát mái nhà.
+ Thời gian: Đêm giao thừa lạnh buốt
+ Không gian: đường phố lạnh lẽo, em phải ngồi nép trong một xó tường.
– Những hình ảnh tương phản đối lập được nhà văn sử dụng để khắc họa nỗi khổ cực của cô bé:
Hoàn cảnh của cô bé trước đây, cảnh đường phố | Hoàn cảnh của cô bé hiện tại |
– Ngôi nhà đẹp đẽ, xinh xăn, nơi em sống đầm ấm xưa kia. | – Một xó tối tăm trên gác sát mái nhà gió lùa lạnh lẽo. |
– Cửa sổ mọi nhà sáng rực ấm. | – Ngoài đường phố vừa tối vừa lạnh. |
– Phố sực nức mùi ngỗng quay. | – Cảnh em bé đói rét. |
Sự tương phản làm nổi bật lên nỗi khổ lang thang đói rét của em bé.
Câu 3 (trang 68 sgk Văn 8 Tập 1):
– Những mộng tưởng của cô bé sau mỗi lần quẹt diêm diễn ra theo trình tự hợp lí:
+ Em bé đang rét, nên em muốn có lò sưởi để sưởi ấm.
+ Em đang đói nên em ước muốn có bàn ăn thịnh soạn.
+ Khi no ấm thì em lại muốn được chơi cây thông nô-en.
+ Khi đón năm mới em lại ước được ở cùng bà.
+ Em quẹt cả que diêm để được ở với bà mãi.
– Những điều gắn với thực tế: bàn ăn, lò sưởi, cây thông.
Những điều gắn với mộng tưởng: ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa, bà đang mỉm cười với em, hai bà cháu bay lên cao.
Câu 4 (trang 68 sgk Văn 8 Tập 1): Cảm nghĩ của em:
Câu chuyện nói về một cô bé bán diêm nghèo khổ, bất hạnh. Cô đã chịu cảnh đói rét và chết đi trong sự cô đơn giữa đêm giao thừa. Tác giả viết về cô bé với giọng điệu cảm thương, đồng thời cũng lên án những con người vô tâm dửng dưng trước cái chết của cô bé. Trong khi mọi người đang vui vẻ trong đêm giao thừa và đón chào năm mới, cô bé đầu trần chân đất đi trong đêm cũng không ai giúp đỡ. Tác giả như xót xa trước tình cảnh đáng buồn ấy. Bằng tình thương, sự cảm thông và mơ ước một cuộc sống tốt đẹp cho cô bé ở thế giới khác, An-đéc-xen đã viết “em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười”. Ông muốn em được sung sướng, được giải thoát khỏi cuộc sống đói rét, thiếu tình thương.
Tác phẩm đã truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh.