/tmp/kbxrj.jpg
Câu 1 (trang 30 sgk Văn 9 Tập 2):
– Tác giả viết bài này vào năm 2001, khi đất nước cùng thế giới đang bước vào năm đầu tiên của thế kỉ mới. Đó là thời điểm chuyển giao giữa 2 thế kỉ, 2 thiên niên kỉ.
– Tác giả đã nêu ra một vấn đề hệ trọng: chúng ta cần nhận thức như thế nào và làm những việc gì để chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới?
– Vấn đề ấy không chỉ có ý nghĩa thời sự trong thời điểm chuyển giao thế kỷ mà còn có ý nghĩa lâu dài đối với cả quá trình đi lên của đất nước bởi vì để đáp ứng những nhiệm vụ nặng nề mà lịch sử và dân tộc đã giao phó, con người Việt Nam nói chung và lớp trẻ Việt Nam nói riêng không thể không nhận thức rõ những mặt mạnh cũng như những điểm còn hạn chế của mình để vừa phát huy những mặt tích cực, đồng thời khắc phục, sửa chữa những mặt còn yếu kém, không ngừng hoàn thiện mình, xứng đáng là chủ nhân của đất nước.
– Nhiệm vụ của nước ta và thế hệ trẻ là:
+ Đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp.
+ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức
Câu 2 (trang 30 sgk Văn 9 Tập 2): Văn bản gồm 3 phần:
– Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người.
– Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.
– Những cái mạnh, cái yếu của người Việt Nam cần được nhận thức rõ trong quá trình xây dựng nền kinh tế mới.
Câu 3 (trang 30 sgk Văn 9 Tập 2): “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất” là quan điểm đúng bởi lẽ:
– Con người bao giờ cũng là động lực phát triển của lịch sử.
– Trong thời kỳ nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, con người lại càng có vai trò nổi bật.
Câu 4 (trang 30 sgk Văn 9 Tập 2): Khi nêu ưu điểm và nhược điểm của con người Việt Nam, tác giả đã nêu ra những ưu điểm và xen kẽ những nhược điểm được đặt trong mối quan hệ mật thiết với nhiệm vụ đưa đất nước lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:
– Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng lại thiếu kiến thức cơ bản, kiến thức thực hành.
– Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ lao động khẩn trương.
– Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau nhưng đồng thời lại cũng thường đố kị nhau trong công việc.
– Bản tính thích ứng nhanh nhưng lại có nhiều hạn chế trong thói quen, nếp nghĩ, quen bao cấp, rất sùng ngoại nhưng có khi lại bài ngoại đến mức cực đoan, khôn vặt, ít giữ chữ “tín”.
Câu 5 (trang 30 sgk Văn 9 Tập 2):
Bài viết này đã mang đến cho bạn đọc cảm giác rất bất ngờ. Khác với các bài viết thông thường chỉ tập trung ca ngợi điểm mạnh, điểm tốt của của người Việt Nam, ở đây, tác giả không ca ngợi một chiều, cũng không chỉ toàn phê phán một cách cực đoan mà nhìn nhận song song, đối chiếu và đánh giá những điểm mạnh cũng như những điểm yếu của người Việt Nam trong quan hệ với công việc, trong yêu cầu của sự phát triển xã hội. Đó là sự đánh giá rất khách quan và khoa học, xuất phát từ thiện chí của tác giả muốn để chúng ta nhìn nhận về mình một cách đúng đắn, chân thực, ý thức được những mặt tốt cũng như mặt chưa tốt của mình để phát huy hoặc sửa đổi.
Câu 6 (trang 30 sgk Văn 9 Tập 2):
Trong văn bản, tác giả đã sử dụng khá nhiều thành ngữ, tục ngữ: “nước đến chân mới nhảy”, “trâu buộc ghét trâu ăn”, “liệu cơm gắp mắm”, “bóc ngắn cắn dài”… Việc sử dụng khá nhiều thành ngữ, tục ngữ dân gian như vậy khiến cho bài viết thêm phần sinh động, cụ thể, giàu ý nghĩa.
Câu 1 (trang 31 sgk Văn 9 Tập 2): Lấy ví dụ dẫn chứng cụ thể
– Các thành viên trong một lớp rất đoàn kết, tuy nhiên vẫn có sự đố kị khi các bạn trong lớp có thành tích tốt.
– Khi vào công ty mới, dù làm quen với mọi người rất tốt nhưng mà đôi khi vẫn giữ những tật xấu cũ.
Câu 2 (trang 31 sgk Văn 9 Tập 2): Học sinh vận dụng vào bản thân để hoàn thành.