/tmp/nhcuk.jpg
Nội dung bài viết
Chỉ ra chỗ sai:
a. Câu chỉ có trạng ngữ, không có chủ ngữ, vị ngữ.
Chữa: thêm chủ ngữ và vị ngữ.
⇒ “Mỗi khi qua cầu Long Biên, tôi thấy lòng mình bồi hồi và có điều gì đó rất lạ”.
b. Câu chỉ có trạng ngữ, không có chủ ngữ, vị ngữ.
Chữa: Thêm chủ ngữ và vị ngữ.
⇒ “Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng, nhà điêu khắc đã biến một khúc gỗ thành một cái ghế rất đẹp”.
Câu 1 (trang 141 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Phần in đậm “Hàm răng … nảy lửa” nói về hành động dượng Hương Thư, còn chữ “ta” in đậm nói về người viết, người cảm nhận.
Câu 2 (trang 141 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
– Lỗi sai về quan hệ ngữ nghĩa : cách sắp xếp dễ gây hiểu lầm rẳng “Hàm răng … nảy lửa” là hành động của chủ ngữ “ta”.
– Cách sửa: Viết lại câu đúng trật tự ngữ pháp: Ta thấy dượng Hương Thư, hai hàm răng cắn chặt…hùng vĩ.
Câu 1 (trang 141 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Xác định chủ ngữ – vị ngữ.
a. Chủ ngữ: Cầu
Vị ngữ: được đổi tên thành cầu Long Biên.
b. Chủ ngữ: Lòng tôi
Vị ngữ: lại nhớ…
c. Chủ ngữ: Tôi
Vị ngữ: cảm thấy…
Câu 2 (trang 142 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Bổ sung chủ ngữ, vị ngữ.
a. Mỗi khi tan trường, học sinh ùa ra đường.
b. Ngoài cánh đồng, nước ngập mênh mông.
c. Giữa cánh đồng lúa chín, những chiếc nón trắng nhấp nhô.
d. … mọi người cùng reo lên.
Câu 3 (trang 142 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Phát hiện và sửa lỗi.
a. Thiếu chủ ngữ, vị ngữ.
Sửa: Thêm nòng cốt: …, một cụ rùa nổi lên.
b. Thiếu chủ ngữ, vị ngữ.
Sửa: …, chúng ta nên xây dựng một nhà bảo tàng cầu Long Biên.
c. Lỗi: thiếu CN, VN
Sửa: thêm CN, VN.
“ Nhằm ghi lại những chiến công…., chúng ta nên bảo vệ và gìn giữ cầu Long Biên”.
Câu 4 (trang 142 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Phát hiện lỗi về quan hệ ngữ nghĩa.
a. Lỗi về ý nghĩa từ ngữ: Cây cầu không thể bóp còi.
Sửa: …. và còi xe rộn ràng.
b. Không rõ ai vừa đi học về.
Sửa: Thuý vừa đi học về.
c. – Không rõ bạn ấy có phải là Tuấn không?
– Không rõ cho em hay cho ai?
Sửa: … và cho em một cây bút mới.