/tmp/cwbpr.jpg
Nội dung bài viết
Câu 1 (trang 68 sgk Văn 6 Tập 1):
a, Từ “tre” được lặp lại 7 lần, từ “giữ” lập lại 4 lần, từ “anh hùng” lặp lại 2 lần.
b, Từ “truyện dân gian” được lặp lại 2 lần.
Câu 2 (trang 68 sgk Văn 6 Tập 1):
– Ở ví dụ (a), việc lặp lại cảu từ “tre” nhằm nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu hài hòa như một bài thơ. Còn ở ví dụ (b), việc lặp từ “truyện dân gian” là lỗi dùng từ. Sự lặp lại đó khiến cho câu văn có diễn đạt nhàm chám.
Câu 3 (trang 68 sgk Văn 6 Tập 1):
– Theo em, có thể sửa như sau: Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc nó.
Câu 1 (trang 68 sgk Văn 6 Tập 1):
a, Trong câu này, chúng ta phải dùng từ “tham quan” chứ không phải là “thăm quan”. Vì “tham quan” là xem tận mắt để mở rộng hiểu biết hoặc học tập kinh nghiệm.
b, Trong câu này, từ “nhấp nháy” chưa chính xác. Chúng ta nên dùng từ “mấp máy” – là cử động nhẹ và liên tiếp.
Câu 2 (trang 68 sgk Văn 6 Tập 1):
– Nguyên nhân dẫn đến mắc lỗi dùng từ như vậy là do: người dùng không hiểu nghĩa của từ hoặc nhớ không chính xác.
Câu 3 (trang 68 sgk Văn 6 Tập 1):
– Chúng ta cần sửa lại như sau: thăm quan → tham quan, nhấp nháy → mấp máy.
Câu 1 (trang 68 sgk Văn 6 Tập 1):
a, Bỏ từ: ai cũng lấy làm, bạn Lan.
b, Bỏ từ: câu chuyện ấy, những nhân vật ấy.
c, Bỏ từ: Lớn lên.
Câu 2 (trang 69 sgk Văn 6 Tập 1):
a, Thay thế từ “linh động” bằng từ “sinh động”.
b, Thay thế từ “bàng quang” bằng từ “bàng quan”.
c, Thay từ “thủ tục” bằng từ “hủ tục”.
→ Nguyên nhân dùng sai từ là do người dùng bị nhầm lẫn giữa các từ gần âm.