/tmp/wimlh.jpg
– Phần 1 (từ đầu đến ý trời sinh ra người hiền vậy) :mối quan hệ giữa người hiền và thiên tử
– Phần 2 (tiếp đến buổi ban đầu trẫm hay sao?): cách ứng xử của hiền tài khi Tây Sơn ra bắc diệt Trịnh
– Phần 3 (còn lại): đường lối cầu hiền của vua Quang Trung
Câu 1 (trang sgk Văn 11 Tập 1):
– Nội dung chính: Bài chiếu là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước
Câu 2 (trang sgk Văn 11 Tập 1):
– Bài viết nhằm tới các sĩ phu Bắc Hà , nhằm kêu gọi nhân tài giúp nước
– Bài có tính mẫu mực, thể hiện tính chặt chẽ và tính chất logic của luận điểm trong sự thuyết phục khéo léo, bày tỏ thái độ khiêm tốn
+ mở bài nêu ra tiền đề có tính chất chân lí, lời nói khích lệ vai trò, sứ mệnh của người hiền, khiến cho những người còn băn khoăn hoặc né tránh chưa muốn phục vụ cho quốc gia phải ngẫm nghĩ
+ thân bài soi sáng tiền đề mang chân lí, tính quy luật vào thực trạng kẻ sĩ Bắc Hà từ đó chỉ ra cách ứng xử không phù hợp với quy luật, thực tế đất nước
+ rút ra kết luận, điểm thể hiện thái độ cầu thị, trọng người tài của Quang Trung
– Các từ ngữ diễn tả không gian xã hội, nơi người hiền tài phụng sự: triều chính, triều đường, dải đất văn hiến, trăm họ…
– Tác giả thuyết phục bằng cách dẫn lời Khổng Tử, lấy ý từ kinh dịch, mang tính ẩn dụ
Câu 3 (trang 70 sgk Văn 11 Tập 1):
– Quang Trung là người biết trọng hiền tài, có tầm nhìn chiến lược, sâu rộng, biết trọng kẻ sĩ và hướng họ vào phụng sự cho đất nước:
+ Quang Trung là ông vua hết lòng lo cho dân cho nước
+ ý thức được việc lấy dân làm trọng, nên mọi tầng lớp dân chúng đều có thể dâng thư bày tỏ việc
+ có hệ tư tưởng tiến bộ, dân chủ: phát hiện ra nhân tài bằng nhiều hình thức, không phân biệt tầng lớp, rất chân thành khi bày tỏ tấm lòng.