/tmp/jbgww.jpg
Nội dung bài viết
Xem thêm Tóm tắt: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
– Phần 1 (từ đầu đến “kéo nhau về”): cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai đưa ra quyết định chống lại lão Miệng.
– Phần 2 (tiếp đến “để bàn”): hậu quả của việc chống lại lão Miệng.
– Phần 3 (còn lại): họ đã hiểu ra nguyên nhân và tìm cách khắc phục hậu quả.
Câu 1 (trang 116 sgk Văn 6 Tập 1):
– Cô Mắt, cậu Tay, cậu Chân, bác Tai so bì bởi lão Miệng là vì: trong số ai họ ai cũng phải làm việc vất vả quầ quật quanh năm riêng lão Miệng không làm gì lại được ngồi không hưởng thụ. Vì thế họ quyết định đình công để đòi lại sự công bằng.
Câu 2 (trang 116 sgk Văn 6 Tập 1):
– Từ câu chuyện này các tác giả dân gian muốn nhắn nhủ tới đọc giả những bài học quý báu sau:
+ Cá nhân sẽ không thể tồn tại được nếu sống tách rời cộng đồng.
+ Sống tập thể mọi người cần biết nhường nhịn, sống vì nhau.
+ Phải tôn trọng công sức, sự đóng góp của nhau.
– Truyện ngụ ngôn là: loại truyện kể; bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó về cuộc sống.
– Những câu chuyện ngụ ngôn đã học: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
Câu chuyện đã sử dụng thành công biện pháp nhân hóa và miêu tả sinh động. Từ đó nói lên bài học giàu tính nhân văn đó là một người cần biết sống vì mọi người, không nên so bì hay xem nhẹ công sức của người khác.