/tmp/lajcu.jpg
Xem thêm Tóm tắt: Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh)
– Phần 1 (từ đầu … buồn rầu khổ cực nữa): tâm trạng của Trần Văn Sửu khi trên cầu Mê Tức
– Phần 2 (tiếp … trở lại liền): cuộc gặp gỡ cảm động của hai cha con
– Phần 3 (còn lại): cuộc đoàn tụ của hai cha con
Câu 1 (trang 163 sgk Văn 11 Tập 1):
Câu 2 (trang 163 sgk Văn 11 Tập 1):
– Người cha:
+ Trần Văn Sửu đã mười mấy năm biệt tích. Cuộc gặp gỡ cha vợ và các con lần này được nung nấu trong ân hận và nhớ thương sự chủ động tìm về của anh
+ Trần Văn Sửu vô cùng sung sướng, mãn nguyện khi được cha vợ cho biết hai đứa con anh đã được bà hương quán Tồn thương: một lấy làm con dâu, một chuẩn bị dựng vợ cho
+ Anh nguyện tự tử để đem lại bình yên cho con.
→ có thể thấy Trần Văn Sử là một người cha hết lòng yêu thương và lo cho con, anh không hề nghĩ gì đến bản thân, sẵn sàng chịu cảnh khổ, xa con, trốn tránh thay tên đổi họ để con được hạnh phúc
– Người con:
+ Tình cảm mạnh mẽ, quyết liệt.
+ Ngầm theo dõi câu chuyện của cha, càng thương cha, Tí đã hiểu tình cảm của cha nó bởi thế nó càng thương, càng quý trọng cha nó.
+ Lo lắng, thương cha, quyết bỏ nhà, hi sinh tình yêu hạnh phúc vừa kịp đến để theo cha, lo cho cha.
+ Khi cha nó nghe lời ông ngoại bỏ đi luôn, Tí đã chạy đuổi theo.
→Tí là đứa con hiếu nghĩa, mộc mạc đáng thương và đáng trọng
Câu 3 (trang 163 sgk Văn 11 Tập 1):
Để tạo ra tình huống nghệ thuật có kịch tính cao tác giả tạo ra nhiều những mâu thuẫn:
– Người cha muốn bỏ đi để con tìm hạnh phúc (vì không ai chịu gả con gái cho người con một người đi tù)
– Tình huống truyện đặt ra căng thẳng, phức tạp khi cuộc gặp gỡ của hai cha con sau 11 năm nhưng bóng đen quá khứ vẫn ám ảnh
→ Cách giải quyết của người con khiến cho người cha đứng đó và cả người đọc vô cùng cảm động. Cuộc đối thoại của hai cha con đi tới kết thúc tốt đẹp, người đọc cảm nhận được tình cảm cha con sâu nặng, người sống trong đạo lí bao giờ cũng có kết quả tốt đẹp.
Câu 4 (trang 163 sgk Văn 11 Tập 1):
– Nhân vật người con Tí đại diện tính cách mạnh mẽ không chịu bó tay trước hoàn cảnh: đưa ra lối thoát cho tình huống tưởng chừng bế tắc, làm yên lòng mình, dịu được lòng cha, vẹn được nhiều bề dù trước mắt còn nhiều khó khăn phức tạp.
– Người cha trong truyện thương con vô hạn, sẵn sàng hi sinh tất cả vì hạnh phúc của con
→Nhân vật người cha và con thể hiện tính cách của người Nam Bộ mạnh mẽ và kiên quyết. Tính cách ấy được thể hiện nổi bật nhất qua diễn biến tâm lí nhân vật, qua lời đối thoại và độc thoại.
Câu 5 (trang 163 sgk Văn 11 Tập 1):
– Kể theo trình tự thời gian tạo người đọc dễ theo dõi, nắm được cốt truyện
– Đoạn đối thoại giữa hai cha con lên tới cao trào, nhanh và cảm động
– Cách miêu tả nhân vật giản dị, chân thật
– Ngôn ngữ nhân vật cùng ngôn ngữ người kể chuyện gắn với đời sống. Đặc biệt phương ngôn Nam Bộ được sử dụng nhuần nhuyễn tạo nên màu sắc đặc trưng cho văn phong của Hồ Biểu Chánh