/tmp/uzueb.jpg
Nội dung bài viết
– Phần 1 (hai câu đầu): giới thiệu việc câu cá mùa thu
– Phần 2 (bốn câu tiếp): cảnh thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ
– Phần 3 (còn lại): tâm trạng của tác giả
Câu 1 (trang 22 sgk Văn 11 Tập 1 22- SGK):
– Điểm nhìn : từ gần đến cao xa rồi lại từ cao xa tới gần (từ chiếc cầu→ mặt ao→bầu trời→ ngõ trúc rồi lại trở về ao thu→ thuyền câu) → không gian được mở ra nhiều hướng sống động
– Cảnh thu được đón nhận từ gần →cao xa →gần. Từ điểm nhìn ấy, từ một khung ao hẹp, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động.
Câu 2 (trang 22 sgk Văn 11 Tập 1 22- SGK):
– Nét riêng của mùa thu được gợi lên từ sự dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật:
+ Không khí mùa thu: thanh sơ, dịu nhẹ, nước trong, sóng biếc, đường nét chủ động nhẹ nhàng
+ Cái thú vị của bài thơ gói gọn trong cái điệu xanh: xanh ao, xanh trúc, xanh trời, xanh bèo pha chung với một chút vàng của lá thu rơi
→Cái hồn dân dã của mùa thu Bắc Bộ được gợi lên từ khung ao hẹp, từ chiếc thuyền câu, từ cánh bèo, từ ngõ trúc quanh co
Câu 3 (trang 22 sgk Văn 11 Tập 1 22- SGK):
– Cảnh vắng lặng gợi cái buồn man mác:
+ vắng bóng người (khách vắng teo)
+ các đường nét chuyển động rất nhẹ: sóng hơi gợn, mây lơ lủng , lá khẽ đưa, nghe thấy cả tiếng cá đớp mồi →nghệ thuật lấy động tả tĩnh làm tăng thêm sự yên ắng, tịch mịch của không gian
– Không gian đem đến sự cảm nhận về một nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ. Tâm sự của người câu cá là chính là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Khuyến.
Câu 4 (trang 22 sgk Văn 11 Tập 1 22- SGK):
– Cách gieo vần trong bài thơ rất đặc biệt: vần “eo” → góp phần diễn tả một không gian nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng của thi nhân.
– Không gian trong bức tranh được thu hẹp nhỏ dần, khép kín phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khuất của thi nhân
Câu 5 (trang 22 sgk Văn 11 Tập 1 22- SGK):
– Cõi lòng nhà thơ tĩnh lặng tuyệt đối
– Tình cảm giao hòa với thiên nhiên
– Không gian gói trọn một niềm cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ
– Tâm hồn gắn bó với quê hương, đất nước, tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc
Cái hay của nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài thơ để gợi cảnh và diễn tả tâm trạng.
– Sử dụng ngôn ngữ giản dị nhưng nắm bắt được những chuyển động của trời đất, lột tả được cái run rẩy của tạo vật khi bước vào thu: Sự run rẩy của lá (vèo), của sóng (hơi gợn), của mây (lơ lửng)… tạo nên một bức tranh làng quê tuyệt đẹp
– Cảnh thanh sơ dịu nhẹ được gợi lên qua các tính từ : trong veo, biếc, xanh ngắt; các cụm động từ: gợn tí, khẽ đua, lơ lửng
– Ngôn ngữ lấy động tả tĩnh cùng với sự linh hoạt của ngôn ngữ, hư từ hay thực từ vừa vẽ ngoại cảnh vừa khắc họa tâm cảnh
– Vần eo – “tử vận”, được tác giả sử dụng rất thần tình