/tmp/kgyzg.jpg
Nội dung bài viết
– Bốn câu thơ đầu: Quy luật bất biến của cuộc đời.
– Hai câu thơ sau: Quan niệm nhân sinh của tác giả.
Câu 1 (trang 141 sgk Văn 10 Tập 1):
– Hai câu thơ đầu nói lên quy luật vận động, biến đổi, quy luật tuần hoàn của tự nhiên.
– Nếu đảo câu thơ thứ 2 lên trước sẽ làm mất đi ý nghĩa lạc quan của hai câu thơ bởi hai câu thơ kết thúc với hình ảnh của sự lụi tàn “bách hoa lạc” chứ không phải là hình ảnh của sự sống “bách hoa khai” như ban đầu.
– Nếu đảo như thế, quy luật vận động biến đổi được giữ nguyên bởi hai trạng thái đối nghịch của sự vật vẫn được diễn đạt đầy đủ, quy luật tuần hoàn bị ảnh hưởng.
Câu 2 (trang 141 sgk Văn 10 Tập 1):
– Hai câu thơ nói lên quy luật vận động tự nhiên của đời người: thời gian trôi mãi không ngừng, vì thế tuổi trẻ sẽ qua đi và tuổi già sẽ đến.
– Tác giả bộc lộ tâm trạng thản nhiên, tự tại bởi tác giả là người thấu đạt quy luật của cuộc sống nên không cưỡng cầu mà thuận theo nó.
Câu 3 (trang 141 sgk Văn 10 Tập 1):
– Hai câu thơ cuối không thuần túy là thơ tả thiên nhiên mà nó còn khái quát một triết lý nhân sinh sâu sắc.
– Câu thơ đầu tiên và hai câu thơ cuối không hề mâu thuẫn với nhau mà nó la hai mặt của một vấn đề, là hai giai đoạn khác nhau của quy luật cuộc sống, hai câu thơ cuối là sự tiếp nối của câu thơ đầu. Sau khi hoa lụi tàn hết thì sự sống sẽ tiếp tục nảy nở, những bông hoa mới sẽ nở rộ.
– Hình tượng nhành mai trong câu thơ cuối là điểm sáng cho cả bài thơ, nó là sự kết tinh tinh thần lạc quan, phong thái tự tai, ung dung của tác giả trước sự biến thiên của cuộc sống. Hình ảnh nhành mai ấy khơi gợi trong lòng người niềm tin vào cuộc sống đang hiện hữu, niềm tin vào sự sống bất diệt trong quy luật luân hồi, tuần hoàn.
Câu 4 (trang 141 sgk Văn 10 Tập 1):
– Tác giả đi từ quy luật tự nhiên của cuộc đời để khẳng định những điều mà con người không thể cưỡng lại, đó chính là sự chảy trôi, sự rụng rơi của vạn vật. Tuy nhiên tác giả lại dùng nhận thức sâu sắc ấy để khẳng định niềm tin vào sức sống bền bỉ thông qua hình ảnh nhành mai. Nhận thức của tác giả về quy luật biến đổi, tuần hoàn nhằm mang lại cho người đọc cảm giác bình thản, ung dung trước mọi biến cố của đời sống.
Qua bài kệ của Mãn Giác Thiền Sư, học sinh cảm nhận được triết lý sống mới mẻ, sâu sắc của Phật giáo. Từ những nhận thức ấy, học sinh suy ngẫm về cuộc sống ngày hôm nay, về cách sống, cách ứng xử với mọi việc.