/tmp/vjkec.jpg
Nội dung bài viết
– Sáu câu thơ đầu: Bức tranh ngày hè qua con mắt của thi nhân.
– Hai câu thơ cuối: Khát vọng cao cả, tấm lòng ưu dân ái quốc của thi nhân.
Câu 1 (trang 118 sgk Văn 10 Tập 1):
– Động từ: đùn đùn, phun, tiễn.
– Thông qua những động từ này, cảnh được diễn tả trong trạng thái động. Mọi sự vật đều đang chuyển động thể hiện sức sống mãnh liệt đang cuồn cuộn trào dâng.
Câu 2 (trang 118 sgk Văn 10 Tập 1):
– Màu sắc: Hòe lục diễn tả sắc xanh của lá, thạch lưu hiên mang sắc đỏ rực, hồng liên trì lại mang màu hồng dịu nhẹ.
– Âm thanh: âm thanh lao xao của chợ cá, âm thanh dắng dỏi, ồn ã như tiếng đàn của loài ve.
– Cảnh vật thiên nhiên với nhiều loài cây hoa mang mắc sắc, mùi hương khác nhau “Hòe lục đùn đùn tán rợp giương/ Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ/ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”.
– Cuộc sống lao động tấp nập của con người hiện lên qua câu thơ “Lao xao chợ cá làng ngư phủ”.
⇒ Trong bài thơ, âm thanh và màu sắc, cảnh vật và con người hòa quyện, đan xen với nhau.
Câu 3 (trang 118 sgk Văn 10 Tập 1):
– Nhà thơ cảm nhận cảnh vật bằng nhiều giác quan: thị giác để quan sát màu sắc của cảnh vật, khứu giác để cảm nhận mùi hương của hoa, thính giác để nghe những âm thanh của loài ve.
– Nguyễn Trãi là người có lòng yêu thiên nhiên, nhạy cảm trước những biến chuyển tinh tế của thiên nhiên xung quanh.
Câu 4 (trang 118 sgk Văn 10 Tập 1):
– Hai câu thơ cuối thể hiện tấm lòng ưu dân ái quốc của Nguyễn Trãi. Tác giả mong muốn có được cây đàn Ngu cầm của triều đại vua Nghiêu vua Thuấn – hai triều đại lý tưởng của Trung Quốc để mang lại cho dân chúng khắp nơi nơi cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
– Âm điệu câu thơ lục ngôn kết thúc bài thơ đổi khác so với âm điệu những câu thơ thất ngôn, nhịp thơ đổi từ nhịp 3-4, 4-3 quen thuộc sang nhịp 3-3: Dân giàu đủ/ khắp đòi phương.
– Sự thay đổi âm điệu như vậy thể hiện sự nhấn mạnh, dồn nén trong cảm xúc trữ tình của tác giả ⇒ Khẳng định tình cảm chân thành, một lòng vì dân vì nước của Nguyễn Trãi.
Câu 1 (trang 119 sgk Văn 10 Tập 1):
– Vẻ đẹp thiên nhiên: Thiên nhiên trong bài thơ mang vẻ đẹp tươi sáng, căng tràn sức sống. Mọi sự vật đều đang chuyển động chứ không tĩnh tại. Bức tranh thiên nhiên được tạm nên bởi những gam màu sáng, rực rỡ, ấm áp.
– Tâm hồn Nguyễn Trãi: Tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn, chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước.
– Vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ góp phần khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của tác giả, hai bức tranh ngoại cảnh và nội tâm này có sự hòa quyện, hợp nhất với nhau.
Qua bài thơ, học sinh cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước của Nguyễn Trãi. Đồng thời, học sinh còn thấy được đặc sắc nghệ thuật của thơ Nôm Nguyễn Trãi: bình dị, tự nhiên, đan xen câu lục ngôn vào bài thơ thất ngôn.