/tmp/okdow.jpg
Đề: Nhân dân ta có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Hãy giải thích (làm sáng tỏ nội dung câu tục ngữ đó)
1. Tìm hiểu đề – Tìm ý:
a) Tìm hiểu đề:
– Yêu cầu: Giải thích
– Nội dung: Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” → đi xa học được nhiều điều, mở rộng được tầm hiểu biết.
⇒ Là tìm giới hạn, yêu cầu, nội dung của đề
b) Tìm ý: Là đặt các câu hỏi: Là gì? Thế nào? Tại sao? Phải làm gì?
2. Lập dàn ý:
a) MB: Nêu vấn đề giải thích
– Giới thiệu câu tục ngữ.
– Nội dung: Khát vọng đi xa để mở rộng tầm hiểu biết.
– Định hướng giải thích:
b) TB: Triển khai giải thích
– Giải thích nghĩa đen
– Giải thích nghĩa bóng
– Giải thích nghĩa sâu (liên hệ thực tế, mở rộng)
⇒ Đặt ra các câu hỏi: Là gì? Tại sao? Vì sao?; sau đó tự trả lời để giải thích một cách triệt để từng nội dung cụ thể.
c) KB:
– Khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ.
– Liên hệ bản thân.
3. Viết bài:
a) MB: Có nhiều cách:
– Trực tiếp
– Gián tiếp:
+ Phản đề
+ So sánh
b) TB:
– Các đoạn thân bài phải đảm bảo tính liên kết chặt chẽ với nhau bằng nội dung và các phương tiện ngôn ngữ.
– Triển khai các ý trong thân bài phải phù hợp với mở bài.
c) KB: Có nhiều cách:
– Tán thành – khẳng định.
– Phản bác – khẳng định.
– Liên hệ bản thân.
4. Đọc và sửa chữa:
– Xem lại nội dung
– Sửa lỗi dùng từ,câu,diễn đạt,chính tả …
Đề 1 Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ ” Có công mài sắt, có ngày nên kim”
Đề 2: Chứng minh tính đúng đắn của bài thơ:
” Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Hướng dẫn làm
A. Mở bài:
– Ai cũng muốn thành công trong cuộc sống.
– Kiên trì là một trong những yếu tố dẫn tới thành công.
B. Thân bài:
1.Giải thích vấn đề
a. Đề 1:
– Chiếc kim được làm bằng sắt, trông nhỏ bé, đơn sơ nhưng người làm ra nó phải mất rất nhiều công sức.
– Muốn thành công con người phải bỏ rất nhiều công sức, phải có ý chí và sự nhẫn nại.
b. Đề 2:
– Đào núi và lấp biển là hình ảnh ẩn dụ cho những việc khó khăn, gian nan thử thách trong cuộc sống mà con người mà gặp phải. Con người cần có ý chí, kiên trì và nhẫn nại mới có thể vượt qua.
– Vì vậy, muốn thành công con người phải bỏ rất nhiều công sức, phải có ý chí và sự nhẫn nại.
2. Chứng minh bằng lí lẽ và dẫn chứng.
– Trong kháng chiến: Nhân dân ta áp lược chiến đấu trường kì và đã làm nên thắng lại trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
– Trong lao động sản xuất: Nhân dân ta bền bỉ để ngăn lũ, đắp đập, bảo vệ mùa màng.
– Trong nghiên cứu khoa học, sự kiên nhẫn bền bỉ đã khiến con người tạo ra bao thành quả. Dẫn chứng: nhà khoa học Newton, họa sĩ Davaci.
– Trong học tập: Con người cũng phải trải qua bao đắng cay rèn luyện: 12 năm học sinh, 4-5 năm đại học rồi rất nhiều năm con người học ngoài trường đời. (Dẫn chứng).
3. Rút ra bài học kinh nghiệm, liên hệ bản thân.
C. Kết bài:
– Câu tục ngữ là bài học kinh nghiệm quý báu.
– Cần vận dụng một cách sáng tạo trong cuốc sống để có thành công.
* Điểm giống và khác nhau của hai đề so với đề văn mẫu
– Điểm giống nhau: Cả hai câu tục ngữ và bài thơ đều có ý khuyên răn con người phải bền lòng, không được nản chí trước khó khăn của công việc và hoàn cảnh.
– Điểm khác nhau:
– Có chí thì nên thiên về khẳng định quyết tâm của con người.
– Có công mài sắt có ngày nên kim thiên về nói đến sự cần mẫn, kiên trì trong công việc.
– Bài thơ có hai ý:
+ Ý thứ nhất: Nếu không bền lòng thì sẽ không làm được việc gì.
+ Ý thứ hai: Khẳng định sức mạnh lớn lao của ý chí và quyết tâm