/tmp/xzcfy.jpg
Nội dung bài viết
a. Các vấn đề nghị luận:
– Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
– Diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
– Thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du.
– Đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
b. Phân tích: Phân tích tác phẩm hoặc một phương diện nào đó của tác phẩm để đưa ra nhận định về giá trị của tác phẩm.
– Suy nghĩ: Đưa ra nhận định, đánh giá về tác phẩm theo một khía cạnh, góc nhìn hay vấn đề nào đó.
a. Mở bài:
Đề tài “người nông dân” Việt Nam có lẽ không hề xa lạ đối với mỗi chúng ta. Đây là đề tài được rất nhiều nhà văn khai thác và khai thác thành công, tiêu biểu như Ngô Tất Tố, Kim Lân,… và không thể không kể tới Nam Cao. Nhắc tới Nam Cao, chúng ta không thể không nhắc đến tác phẩm “Lão Hạc” – tác phẩm xuất sắc nổi tiếng của Nam Cao về đề tài “người nông dân”. Bằng ngòi bút hiện thực của mình, Nam Cao đã đem tới cho người đọc cái nhìn chân thực, sâu sắc về số phận của người nông dân trong xã hội cũ và nhân cách sống cao đẹp của họ, mà ở đây là Lão Hạc.
b. Thân bài: Một đoạn văn giới thiệu về cuộc đời Lão Hạc
Lão Hạc xuất hiện trong tác phẩm của Nam Cao là một người có cuộc đời đau khổ và bất hạnh.Vợ mất sớm, một mình lão “gà trống nuôi con”. Đến tuổi anh con trai lấy vợ thì nhà lão nghèo quá, nhà gái lại thách cao, nên anh con trai không lấy được vợ, quẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Những ngày tháng xa con, lão sống trong nỗi lo âu, phiền muộn và day dứt vì chưa làm tròn bổn phận của người cha. Còn gì xót xa hơn khi tuổi già gần đất xa trời, lão phải sống trong cô độc, thui thủi một mình. Bầu bạn với Lão chỉ có con chó vàng – kỉ vật của người con để lại. Lão yêu nó, coi nó như người thân. Nhưng sự túng quẫn ngày càng đe dọa lão, lão phải bán “cậu Vàng” đi vì không thể lo mỗi ngày 3 hào gạo cho cả nó và lão. Sau trận bão, lão không thể kiếm ra tiền mà “tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu”. Ông lão nông nghèo khổ ấy cứ băn khoăn, day dứt mãi vì đã trót lừa một con chó. Sau khi bán chó, lão chỉ ăn khoai; nhưng rồi khoai cũng hết. Từ đó, lão chế tạo được món gì ăn món ấy. Đến cuối cùng, lão quyết định tự tử bằng bả chó. Lão chết vì không còn đường sống. Ông lão nông dân suốt đời lao động cần cù ấy không thể sống, dù là sống trong nghèo khổ.