/tmp/yxsli.jpg
Câu 1 (trang 36 sgk Văn 7 Tập 1): Lời của các bài ca dao là lời của:
– Bài 1 là lời của mẹ hát ru con
– Bài 2: là lời của người con gái lấy chồng xa quê nói với mẹ.
– Bài 3: là lời của con cháu đối với ông bà
– Bài 4: lời của cha mẹ dặn dò con cái hoặc lời anh em tâm sự với nhau.
Căn cứ vào nội dung của từng bài ca dao mà ta xác định được đối tượng xuất hiện trong bài ca dao.
Câu 2 (trang 36 sgk Văn 7 Tập 1): Tình cảm mà bài ca dao 1 muốn diễn tả là: Công ơn trời bể, tình cảm thiêng liêng cao quý của đấng sinh thành đối với con cháu, đồng thời cũng đề ra nhiệm vụ và trách nhiệm phụng dưỡng của con cái đối với cha mẹ.
Cái hay của ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca dao:
– Dùng biện pháp nghệ thuật so sánh: Công cha được so sánh với núi “ngất trời” bởi cha là trụ cột, vững chãi tựa như núi. Nghĩa mẹ được so sánh với nước “biển Đông” bởi lòng mẹ bao la, rộng lớn. Hình ảnh núi và biển Đông là những cái to lớn, mênh mông cao rộng, vĩnh hằng của thiên nhiên, điều đó muốn khẳng định công cha nghĩa mẹ là vô cùng to lớn không có cái gì sánh bằng
– Biện pháp đối xứng: làm khắc sâu thêm ấn tượng công cha đối xứng với nghĩa mẹ, núi đối xứng với biển.
– Thể thơ lục bát: mền mại, ngọt ngào của điệu hát ru đã làm cho bài ca dao giống như lời thủ thỉ tâm tình sâu lắng, dễ đi sâu vào lòng người.
Tìm những bài ca dao có nghĩa tương tự như bài 1:
” Công cha nghĩa mẹ cao vời
Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta.
Nên người con phải xót xa
Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao.
Đội ơn chín chữ cù lao.
Sanh thành kể mới non cao cho vừa”.
” Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ mới là chân tu ».
Câu 3 (trang 36 sgk Văn 7 Tập 1): Nỗi nhớ mẹ của người con gái trong bài ca dao này rất tha thiết, dạt dào. Điều đó được thể hiện qua không gian, thời gian, hành động, nỗi niềm của cô gái :
– Thời gian “chiều chiều”: Gợi tần suất được lặp lại nhiều lần
– Không gian : ngõ sau là ngõ vắng, đi với chiều chiều càng gợi lên không gian vắng lặng, heo hút.
– Hành động : đứng ngõ sau và nhớ về quê mẹ : Trong khung cảnh ảm đạm, hình ảnh người phụ nữ cô đơn thui thủi một mình nơi ngõ sau càng nhỏ bé, đáng thương hơn nữa.
– Nỗi niềm của cô gái : Ruột đau chín chiều: chín chiều là “chín bề”, là “nhiều bề” : nỗi đau quá lớn, lan tỏa ra khắp không gian và thời gian, điều đó góp phần làm cho tình cảnh và tâm trạng của người con gái càng nặng nề, đau xót hơn.
Câu 4 (trang 36 sgk Văn 7 Tập 1): Nỗi niềm nhớ thương và tôn kính với ông bà được thể hiện:
– Hành động: “Ngó lên” thể hiện sự thành kính tôn trọng của con cháu đối với ông bà
– Hình ảnh so sánh: “nuột lạt mái nhà” – hình ảnh rất đỗi bình thường gắn bó với mỗi con người.
Gợi nhắc đến công lao của ông bà ngày xưa đã xây dựng lên ngôi nhà – nơi nuôi dưỡng tổ ấm của đại gia đình.
– Lối so sánh tăng cấp: “Bao nhiêu… bấy nhiêu” nhằm khẳng định mức độ tăng tiến
Câu 5 (trang 36 sgk Văn 7 Tập 1): Tình cảm anh em thân thương trong bài ca dao được diễn tả:
– Anh em là những người cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân tức cùng một cha mẹ sinh ra, cùng chung sống trong một mái nhà, hưởng cuộc sống như nhau. Quan hệ anh em còn được ví như tay với chân – đèu là những bộ phận quan trọng, cần thiết không thể tách rời trên cơ thể người.
– Bài ca dao là lời nhắc nhở chúng ta: anh em phải hoà thuận, phải gắn bó, khăng khít yêu thương lẫn nhau, biết bảo vệ che chở lẫn nhau thì gia đình mới yên ổn và hòa thuận.
Câu 6 (trang 36 sgk Văn 7 Tập 1): Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bốn bài ca dao trên:
+ Thể thơ lục bát tâm tình, dễ đọc, dễ nhớ
+ Sử dụng lối so sánh, các hình ảnh ẩn dụ.
+ Sử dụng những hình ảnh gần gũi, bình dị, gắn bó với cuộc sống của con người.
+ Ngôn ngữ trong sáng, ngọt ngào, như lời tâm tình thủ thỉ.
Câu 1 (trang 36 sgk Văn 7 Tập 1):
Tình cảm được diễn tả trong bốn bài ca dao trên là : tình cảm của cha mj với con cái, tình cảm của ông bà với con cháu, tình cảm của anh với em. Đó là những tình cảm cao quý và thiêng liêng, cần gìn giữ và phát huy trong mỗi gia đình và cộng đồng.
Câu 2 (trang 36 sgk Văn 7 Tập 1): Một số bài ca dao có nội dung tương tự.
“Ăn trái chà là, em thương mẹ già anh đó
Thương má anh già sớm gió chiều mưa.
Thương anh má chặt trái dừa,
Đưa anh uống đỡ, nắng trưa đổ trời.
Mừng nay giặc Mỹ tan rồi,
Lòng dừa lòng má thắm tươi màu cờ”.
“Chẳng tham nhà ngói ba tòa,
Tham vì một nỗi mẹ cha hiền lành”.
“Dì ruột thương cháu như con,
Rủi mà không mẹ, cháu còn cậy trông”.
Những câu ca dao về tình cảm gia đình đã bày tỏ được tình cảm cha mẹ – con cái, anh em, ông bà – con cháu thắm thiết, thiêng liêng. Đó là những bài học vô cùng quý giá đối với mỗi con người. Chúng ta nên biết trân trọng những tình cảm đáng quý đó.