/tmp/auupj.jpg
Câu 1 (trang 76 sgk Văn 7 Tập 1): Về thể thơ, Bài “Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra” giống với bài thơ ” Nam quốc sơn hà”
Một số đặc điểm của thể thơ và được thể hiện qua bài thơ đó là :
– Thể loại bài thơ: thất ngôn tứ tuyệt.
– Số dòng: 4 dòng.
– Số tiếng: 7 tiếng ở mỗi dòng thơ.
– Luật vần trắc: tiếng 2,4,6,7 ( nhất tam ngũ bất luận/ nhị tứ lục phân minh)
– Gieo vần chân: cuối các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối, ( bài thơ gieo vần chân cuối câu 1, 2, 4 yên-biên-điền)
– Đối ở câu 3-4: đối từ loại và đối cảnh
– Nhịp: 4/3
– Niêm: tiếng thứ 2 câu 2-3 giống nhau về vần bằng (B)
Câu 2 (trang 77 sgk Văn 7 Tập 1):
Cụm từ “nửa như có nửa như không” (bán vô bán hữu) có nghĩa là lúc có lúc không, lúc mờ lúc ảo. Quang cảnh ở câu thơ thứ hai gợi ra là quang cảnh làng xóm quê hương được gợi ra trong không khí mờ ảo sương mờ.
Câu 3 (trang 77 sgk Văn 7 Tập 1): Trong bài thơ, cảnh vật được miêu tả vào thời điểm lúc chiều tà (lúc hoàng hôn). Tron khung cảnh đó gồm những chi tiết như:
– Ánh sáng: Bóng chiều man mác – trời chuẩn bị tối
– Âm thanh: tiếng sáo mục đồng thổi.
– Màu sắc: sắc tráng là chủ yếu: trắng của cánh cò, trắng mờ ảo của sương khói.
– Cảnh vật: Trâu đang về hà, có những cánh cò trắng đang từ từ đáp xuống cánh đồng phía trước, các thôn xóm đã chìm dần trong sương khói như mơ như thực.
Câu 4 (trang 77 sgk Văn 7 Tập 1):
Cảm nhận về cảnh tượng buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường: Đó là cảnh tượng thanh bình, bình dị, , sự sống con người hòa hợp với thiên nhiên một cách nên thơ.
Tâm trạng của nhà thơ: Hòa quyện, đắm chìm trong không gian nên thơ đó, qua đó thấy được sự yêu mến, gắn bó da diết của nhà thơ đối với quê hương thôn dã.
Câu 5 (trang 77 sgk Văn 7 Tập 1):
Đặt vào vị trí của tác giả là một nhà vua ta càng thấy sự gắn bó, yêu quý thiên nhiên quê hương đất nước. Qua đó ta thấy được tấm lòng của vị vua anh minh hết lòng vì quê hương đất nước.
Viết đoạn văn tả cảnh mục đồng dẫn trâu về nhà.
Chiều buông xuống, cảnh vật như chìm vào không gian mờ mờ nhân ảo, màn xương như giăng mắc che phủ cả làng mạc. Xa xa, ngoài đồng, những cậu bé mục đồng nhí nhảnh, đáng yêu ngồi trên lưng trâu đang thổi sáo du dương lùa những con trâu no cỏ lặc lè, bước chậm rãi về nhà. Đó quá là cảnh tượng thật bình dị, nên thơ. Không gian như được mở ra khi xuất hiện hình ảnh ” đôi con cò trắng” bay liệng trao đảo khắp không gian tìm nơi yên tĩnh trú ngụ.