/tmp/bkdsk.jpg
– Đoạn 1 (Từ đầu … cha ông chúng tôi) : Mảnh đất thiêng liêng với người da đỏ.
– Đoạn 2 (tiếp … đều có sự ràng buộc) : bày tỏ lo lắng và tình cảm với thiên nhiên, muông thú với vùng đất này.
– Đoạn 3 (còn lại) : Lời căn dặn dành cho những đứa trẻ tương lai.
Câu 1 (trang 139 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Trong đoạn 1:
a. Phép so sánh và nhân hóa được dùng:
Phép nhân hóa | Phép so sánh |
+ Mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. + Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. + Những mỏm đá, những vũng nước – thành viên của một gia đình. |
+ Dòng nước óng ánh, êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối là máu của tổ tiên chúng tôi. + Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông chúng ta. |
b. Tác dụng phép nhân hóa và so sánh :
– Làm nổi bật mối quan hệ mật thiết, máu thịt của con người với thiên nhiên.
– Tình cảm của người da đỏ với “Đất”, gián tiếp tỏ thái độ với kẻ mua đất.
Câu 2 (trang 139 – 140 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Người da đỏ | Người da trắng | |
Cách sống | trân trọng, yêu mến thiên nhiên, bảo vệ môi trường. | nhịp sống công nghiệp ồn ào, xa rời thiên nhiên. |
Thái độ với đất | gắn bó, đất là mẹ. | coi đất như vật mua được, vật khai thác, ngấu nghiến đất đai. |
b. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng:
– Đối lập: yên tĩnh >< ồn ào, xa lạ >< thân thiết, anh em >< kẻ thù, …
– Điệp ngữ :Tôi thật không hiểu…,Tôi biết … Tôi biết,…
– So sánh tương phản, nhân hóa, sử dụng từ ngữ gợi cảm.
Câu 3 (trang 140 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
a. Các ý chính:
– Yêu cầu Tổng thống Mỹ dạy những người da trắng kính trọng đất đai
– Yêu cầu Tổng thống Mỹ dạy những người da trắng coi đất là mẹ.
– Yêu cầu Tổng thống Mỹ khuyên bảo người da trắng bảo vệ đất đai là bảo vệ chính mình.
b. Cách hành văn, giọng điệu của đoạn này:
– Giống: sử dụng điệp ngữ, giọng văn truyền cảm.
– Khác: giọng văn mạnh mẽ, dứt khoát hơn.
c. “Đất là Mẹ”- nhấn mạnh quan hệ mật thiết người với đất, đất là nguồn sống, đất che chở con người, con người phải có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, bảo vệ Đất.
Câu 4 (trang 140 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Bức thư sử dụng nhiều yếu tố của phép lặp:
– Lặp từ ngữ (điệp ngữ): mảnh đất, tôi biết, dòng nước, người da đỏ,…
– Lặp kiểu câu:
+ Nếu chúng tôi bán…ngài phải…
+ Ngài phải dạy…
+ Ngài phải bảo…
– Lặp lại sự đối lập giữa người da đỏ và da trắng. Sự lặp lại tăng hiệu quả nhấn mạnh, làm nổi bật sự khác biệt trong cách sống và trong thái độ với thiên nhiên.
* Các yếu tố trên có tác dụng:
– Làm rõ tình cảm gắn bó sâu nặng, thiêng liêng với đất nước, quê hương.
– Phê phán, châm biếm lối sống và thái độ, tình cảm của người da trắng đối với tự nhiên, đất đai, môi trường.
– Thái độ kiên quyết, cứng rắn, tạo đà cho lập luận.
– Hơi văn nhịp nhàng, lôi cuốn thêm khí thế.
Câu 5 (trang 140 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Bức thư nói về chuyện mua bán đất đai cách đây hơn một thế kỉ được coi là văn bản hay nhất, bởi:
– Tác giả đã viết với tất cả các tình yêu mến, kính trọng đất đai của người da đỏ.
– Bài viết chỉ ra tầm quan trọng của đất nước, không khí, muôn thú đối với con người.
– Nêu lên trách nhiệm của con người phải bảo vệ, giữ gìn môi trường sống, bảo vệ thiên nhiên.
Một số câu hay nói về không khí, ánh sáng, đất, nước, thực vật, thú vật :
– Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng …
– Dòng nước óng ánh, êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối đâu chỉ là những giọt nước, mà còn là máu của tổ tiên chúng tôi.
– Không khí quả là quý giá đối với người da đỏ, bởi lẽ bầu không khí này là của chung, muông thú, cây cối và con người cùng nhau hít thở.
– Tôi đã chứng kiến cả ngàn con trâu rừng bị chết dần chết mòn trên những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua.