/tmp/ylcqy.jpg
Câu 1 (trang 143 sgk Văn 9 Tập 1):
– Đoạn 1 (từ đầu đến “em chỉ khóc hoài”): nỗi tuyệt vọng của Xi-mông.
– Đoạn 2 (tiếp đến “Người ta sẽ cho cháu… một ông bố”): bác Phi-líp gặp Xi-mông và an ủi em.
– Đoạn 3 (tiếp đến “bỏ đi rất nhanh”): bác Phi-líp đưa Xi-mông về với mẹ và nhận làm bố của em.
– Đoạn 4 (còn lại): Xi-mông đến trường và khoe với các bạn rằng em có một ông bố tên là Phi-líp.
Câu 2 (trang 143 sgk Văn 9 Tập 1):
– Xi-mông đau đớn vì đối với cậu bé việc không có bố thật phiền hà, chú bé không biết bố cậu là ai và mọi người cũng không biết. Mẹ cậu vì lầm lỡ mà sinh ra cậu, cậu bé luôn không có ai chơi cùng cậu thậm chí bạn học còn khinh ghét, hành hạ cậu bé.
– Nhà văn đã khắc họa nỗi đau ấy của chú bé: tâm lí mau quên của trẻ nhỏ – nỗi buồn chóng qua đi và cũng dễ trở lại bất cứ lúc nào. Mô-pát-xăng không miêu tả cậu bé rơi vào trạng thái quá bi thảm sầu não (mặc dù trước đó, thậm chí chú bé còn nghĩ đến chuyện tự tử). Sau khi khóc chán, chú chơi đuổi bắt con nhái bén rồi từ đó lại nhớ nhà, nhớ đến hoàn cảnh tồi tệ của mình và khóc hoài. Sau đó bác Phi-líp xuất hiện, bác đã giúp cậu bé bớt buồn và dù cậu chưa “Người ta sẽ cho cháu… một ông bố” nghĩa là như thế nào nhưng vẫn ngoan ngoãn theo bác về nhà.
Câu 3 (trang 143 sgk Văn 9 Tập 1):
Blăng-sốt vì lầm lỡ mà sinh ra Xi-mông. Tuy nhiên, đó vẫn là một cô gái đức hạnh, đứng đắn. Điều đó được thể hiện ít nhiều qua hình ảnh ngôi nhà: “Một ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ”. Trong ngôi nhà nhỏ đơn sơ ấy, người phụ nữ bất hạnh đã can đảm nuôi dạy Xi-mông trở thành một đứa trẻ ngoan ngoãn.
Bản chất tốt đẹp của Blăng-sốt còn được thể hiện qua cách chị đối xử với khách. Ban đầu bác Phi-líp cũng có ý định không hẳn nghiêm túc, nhưng khi nhìn thấy chị “bỗng tắt nụ cười, vì bác hiểu ngay là không bỡn cợt được nữa với cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình, như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa”. Khi nghe Xi-mông hỏi bác Phi-líp “Bác có muốn làm bố cháu không?”, chị “lặng ngắt và quằn quại vì hổ thẹn, dựa người vào tường, hai tay ôm ngực…”. Những biểu hiện ấy càng chứng tỏ Blăng-sốt là người rất có ý thức về nhân cách của mình.
Câu 4 (trang 144 sgk Văn 9 Tập 1):
Ban đầu chỉ vì thương chú bé, bác lựa lời an ủi. Nhưng khi biết chú là con của Blăng-sốt, bác lại mỉm cười với suy nghĩ không đẹp. Nhưng đó chỉ là ý nghĩ thoáng qua. Ngay khi gặp mẹ của chú bé, bác lập tức hiểu ra và bác trở về với những suy nghĩ nghiêm túc.
Khi Xi-mông hỏi bác có muốn làm bố cậu không, Phi-líp thực sự rất bất ngờ nhưng rồi bác đáp “Có” rất nghiêm túc, đó là quyết định mở lòng mình ra để đón nhận Xi-mông. Bác đã mang đến cho chú niềm tin, đồng thời còn giúp chú có thêm sức mạnh để chống lại những lời chế giễu đầy ác ý của lũ trẻ.