/tmp/emfjr.jpg
Câu 1 (trang 95 sgk Văn 7 Tập 1): Bánh trôi nước thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
Đặc điểm của thể thơ:
– Số câu : 4.
– Số chữ trong mỗi dòng thơ : 7 chữ.
– Cách gieo vần : chữ cuối cùng của các câu 1 – 2 – 4. Vần on : tròn – non – son.
Câu 2 (trang 95 sgk Văn 7 Tập 1):
a. Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước được miêu tả như sau:
– Bánh có hình dáng tròn và màu trắng.
– Rắn, nát tùy thuộc vào người làm bánh khéo hay vụng.
– Bánh được luộc bằng nước sôi: Nổi chìm trong nồi luộc vài lần mới chín
b. Với nghĩa thứ hai, vẻ đẹp, phẩm chất cao quý và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được gợi lên:
– Hình thức: xinh đẹp
– Thân phận: nổi trôi, bấp bênh giữa cuộc đời.
– Phẩm chất: trong trắng, dù gặp cảnh ngộ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung, tình nghĩa.
c. Trong hai nghĩa, nghĩa thứ hai mới tạo nên giá trị của bài thơ bởi lẽ: nếu chỉ dừng lại ở nội dung miêu tả chiếc bánh trôi và cách thức làm ra nó thì bài viết của các trang liên quan tới ẩm thực có giá trị hơn, chi tiết hơn nhưng cái sáng tạo của Hồ Xuân Hương là bà nhìn thấy sự tương đồng giữa hình ảnh chiếc bánh trôi và hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa. Thông qua đó, nhà thơ muốn truyền tải tư tưởng về thân phận, phẩm chất của người phụ nữ xưa.
Câu 1 (trang 96 sgk Văn 7 Tập 1): Một số câu hát than thân ở bài 4:
– ” Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”
– ” Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”
Ta dễ dàng nhận thấy mối quan hệ giữa những bài ca dao than thân bắt đầu bằng từ ” thân em” với bài thơ ” Bánh trôi nước” đó đều là những người phụ nữ nhỏ bé, mong manh, họ không thể tự định đoạt vầ quyết định tương lai của mình mà đều phụ thuộc vào nam quyền.
Câu 2 (trang 95 sgk Văn 7 Tập 1): Học thuộc