/tmp/muvxg.jpg
Xem thêm Tóm tắt: Bánh chưng, bánh giầy
– Phần 1 (Từ đầu đến “chứng giám”): Nhà vua đưa ra quyết định truyền ngôi.
– Phần 2 (Tiếp đến “hình tròn”): Lang Liêu và các lang khác tìm nguyên liệu và làm lễ vật.
– Phần 3 (Còn lại): Ý nghĩa và phong tục làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày tết.
Câu 1 (trang 12 sgk Văn 6 Tập 1):
– Hoàn cảnh: Giặc đã yên, Vua đã già muốn có người nối ngôi.
– Ý vua: Người nối ngôi phải nối được chí của mình.
– Hình thức: Câu đố thử tài.
Tóm lại, mong muốn cuối cùng của nhà vua là chọn được một người biết chăm lo cho dân, cho nước.
Câu 2 (trang 12 sgk Văn 6 Tập 1):
– Trong các người con của vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ vì chàng có hoàn cảnh đặc biệt hơn. Đó là, từ nhỏ đã mồ côi mẹ, bị vua cha ghẻ lạnh. Khi lớn lên, cuộc sống của Lang Liêu gần gũi với đời sống nhân dân, chàng làm đồng áng, trồng lúa, khoai. Chính vì thế, cũng chỉ có chàng là hiểu được gợi ý của thần – lấy gạo – thứ mình tự làm ra để làm bánh dâng lên trong ngày lễ Tiên vương.
Câu 3 (trang 12 sgk Văn 6 Tập 1):
– Hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn vì nó mang nhiều ý nghĩa cao quý. Bánh hình vuông là tượng trưng cho đất, hình tròn là tượng trưng cho trời. Hai thứ bánh đó có ý nghĩa thực tế, lấy từ sản phẩm của người lao động. Đồng thời chứng tỏ được tài đức của Lang Liêu để nối ngôi cha. Chàng đã đem cái quý giá nhất của trời đất, của đồng ruộng do chính tay mình làm ra mà đem cúng Tiên Vương dâng lên vua cha thì đúng là người con thông minh, hiếu thảo, biết trân trọng người đã sinh ra mình.
Câu 4 (trang 12 sgk Văn 6 Tập 1):
– Truyện đề cao nghề nông và thái độ quý trọng hạt gạo.
– Giải thích tục làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày tết và tục thờ cúng tổ tiên.
Câu 1 (trang 12 sgk Văn 6 Tập 1):
– Ý nghĩa phong tục ngày tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhớ ơn tổ tiên. Ngoài ra, phong tục này còn đề cao vai trò của nghề nông.
Câu 2 (trang 12 sgk Văn 6 Tập 1):
– Trong câu chuyện này, em thích nhất chi tiết chàng Lang Liêu được thần giúp đỡ. Bởi lẽ, điều này không chỉ thể hiện óc sáng tạo của nhân dân trong khi xây dựng nên câu chuyện. Nhờ đó, truyện trở nên thần kì và hấp dẫn rất nhiều. Không dừng lại ở đấy, từ chi tiết rất nhỏ này cũng phần nào chứng tỏ rằng những người nào ăn ở hiền lành, có đạo đức thì xứng đáng nhận được sự giúp đỡ, phù trợ của đấng tối cao. Và Lang Liêu chính là một trong những người như thế. Chàng xứng đáng là người kế vị tốt nhất vì được thần phù trợ, rất thông minh hiểu được ý thần, có óc sáng tạo và biết quý trọng nghề nông.