/tmp/waqfj.jpg
Xem thêm Tóm tắt: Bàn về phép học
– Phần 1: Từ đầu đến “tệ hại ấy”: Mục đích chân chính của việc học.
– Phần 2: Từ “cúi xin từ nay.. chớ bỏ qua: Đưa ra chủ trương, bàn về nội dung và phương pháp dạy học.
– Phần 3: Từ “đạo học.. thịnh trị”: Kết quả của phương pháp học đúng đắn.
– Phần 4: Còn lại: Kết luận và kết của bài tấu.
Câu 1 (trang 78 sgk Văn 8 Tập 2): Phần đầu tác giả nêu lên mục đích chân chính của việc học. Mục đích ấy là:
– Học để biết rõ đạo, để biết cách cư xử đúng mực, để sống tốt
– Dưới chế độ phong kiến, học còn để thi cử và tiến thân trên chốn quan trường phò vua giúp nước.
Câu 2 (trang 78 sgk Văn 8 Tập 2):
– Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái:
+ Học vì mục đích thực dụng, để làm quan, tiến thân, danh lợi
+ Học chuộng hình thức: gian dối nên trở thành nịnh thần.
– Tác hại của việc học ấy:
+ Chúa tầm thường, thần nịnh hót → nước mất, nhà tan
Câu 3 (trang 78 sgk Văn 8 Tập 2): Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung nên thực hiện những chính sách:
– Việc học được tiến hành một cách phổ biến, mọi người đều được đi học, học ở bất cứ nơi đâu
– Có phương pháp dạy học đúng đắn.
Câu 4 (trang 78 sgk Văn 8 Tập 2):
– Những phép học trong bài tấu:
+ Học từ trước đến sau: tuần tự từ tiểu học lên
+ Học rộng nhưng phải biết chắt lọc tinh túy
+ Học đi đôi với hành
→ Như thế mới lập được nhiều công trạng
– Từ sự học của bản thân em thấy phương pháp học đi đôi với hành là tốt nhất
+ Nếu chỉ học lí thuyết mà không biết áp dụng thì học cũng chẳng có nghĩa lí gì
+ Nếu được trải nghiệm và áp dụng những điều mình học qua thực tiễn thì sẽ tự rút ra được kinh nghiệm cho bản thân.
Câu 5 (trang 78 sgk Văn 8 Tập 2): Trình tự lập luận của đoạn văn
– Sự cần thiết của phương pháp học đi đôi với hành
+ Học sẽ giúp chúng ta tích lũy về mặt kiến thức, được tiếp cận với những kinh nghiệm, lí thuyết được nghiên cứu, đúc rút qua bao nhiêu năm.
+ Hành là thực hành, sau khi học lí thuyết, nếu được đưa vào áp dụng thực tiễn sẽ đạt hiệu quả cao. Học mà không được sử dụng thì cũng vô ích
→ Học phải đi đôi với hành.
– Tác dụng của “học đi đôi với hành”
+ Học sẽ có kiến thức để khi vào thực hành sẽ chuẩn xác hơn
+ Thực hành sẽ củng cố được thêm kiến thức đã học được
→Sẽ giúp chúng ta đạt hiệu quả cao trong học tập cũng như trong công việc.