/tmp/jbfty.jpg
Câu 1 (trang 105 sgk Văn 7 Tập 1): Văn bản “Bạn đến chơi nhà” thuộc thể thơ thất ngôn bát cú đường luật vì:
– Bài thơ có 8 câu mỗi câu có 7 chữ.
– Gieo vần “a” ở các câu 1,2,4,6,8 (nhà, xa, gà, hoa, ta).
– Sử dụng phép đối ở câu 3-4 và câu 5-6
“Ao sâu nước cả khôn chài cá” đối với “Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà”.
“Cải chửa ra hoa, cà mới nụ” đối với “Bèo vừa rụng rối, mướp đương hoa”.
Câu 2 (trang 105 sgk Văn 7 Tập 1): Em tán thành ý kiến trên.
a. Theo nội dung câu thứ nhất, đang lý ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đón bạn hậu hĩnh, sang trọng, lịch sự vì đây là người bạn thân thiết, đã rất lâu rồi mới có cơ hội gặp lại.
b. Qua sáu câu thơ hoàn cảnh của Nguyễn Khuyễn hiện lên nghèo khó, tình huống không khả quan, thiếu thốn vật chất để tiếp đón bạn:
+ Trẻ không có nhà để sai vặt.
+ Chợ quá xa không thể mua bán.
+ vườn rộng không bắt được gà để tiếp bạn
+ Ao sâu không thể bắt cá.
+ Trong vườn không có cây gì có thể ăn hoặc thu hoạch được.
+ Miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có để tiếp đãi bạn.
Dụng ý của tác giả khi tạo ra tình huống đặc biệt éo le, thiếu thốn mọi thứ vật chất đều không có rồi cuối cùng hóm hỉnh đưa ra một thứ có duy nhất về mặt tinh thần, tình cảm ở câu thơ cuối cùng.
c. Câu thơ thứ tám và cụm từ “ta với ta” nói lên thứ duy nhất mà tác giả có để tiếp đãi bạn chính là tình cảm, sự trân quý nhau. Cuộc gặp gỡ hội ngộ này không cần những vật chất cao sang, chỉ cần sự có mặt của hai người bạn là đủ vui rồi.
Câu thơ này khẳng định tình bạn của tác giả vượt lên trên cả vật chất, chỉ cần sự thấu hiểu, thông cảm cho nhau thì đó chắc chắn là một tình bạn đẹp.
d. Nhận xét về tình bạn trong bài thơ:
Đó là tình bạn vượt lên trên các giá trị vật chất, có sự cảm thông, hòa hợp và thông cảm với nhau. Đằng sau sự thiếu thốn là một tình cảm gắn bó, đậm đà, tha thiết của hai người bạn tri kỉ.
Bài “Bạn đến chơi nhà” sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, giản dị giống như một cuộc trò chuyện giữa hai người bạn. Giọng điệu thơ hóm hỉnh, vui tươi, hài hước.
Bài “Sau phút chia ly” ngôn ngữ sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, giọng điệu trầm buồn, nhuốm màu tâm trạng của cuộc chia ly.
So sánh cụm “Ta với ta” trong hai bài “Bạn đến chơi nhà” và “Sau phút chia ly”.
Cụm “Ta với ta” trong “Bạn đến chơi nhà” tuy hai là một, tuy một là hai, cụm này để chỉ những hai người bạn rất thân thiết, đạt đến mức độ hoàn toàn thông cảm và thấu hiểu cho nhau.
Cụm “ta với ta” trong bài “Qua Đèo Ngang” chỉ có duy nhất một người, đó là nhân vật trữ tình, sử dụng cụm này để nhấn mạnh nỗi buồn, nỗi cô đơn không thể chia sẻ, giãi bày cùng ai của tác giả.