/tmp/dlsgs.jpg
Xem thêm Tóm tắt: Bài toán dân số
Câu 1 (trang 131 sgk Văn 8 Tập 1): Bố cục của văn bản
– Mở bài: Từ đầu văn bản cho đến “sáng mắt ra”.
⇒ Vấn đề gia tăng dân số và kế hoạch hóa gia đình không chỉ được quan tâm mới đây mà là vấn đề ngay từ thời cổ đại.
– Thân bài: Từ “Đó là câu chuyện từ…” cho đến “sang ô thứ 31 của bàn cờ”.
⇒ Tốc độ gia tăng dân số nhanh chóng trên toàn thế giới.
– Kết bài: Từ “Đừng để cho” cho đến hết văn bản.
⇒ Kêu gọi loài người cần kìm hãm tốc độ gia tăng dân số.
* Trong đó, phần thân bài lại chia làm 3 ý chính:
– Qua bài toán cổ dẫn đến kết luận “mỗi ô của bàn cờ lúc đầu chỉ có vài hạt thóc, tưởng là ít, nhưng sau đó cứ gấp đôi theo cấp số nhân thì số thóc của bàn cờ là một con số khủng khiếp.
– Tác giả so sánh sự gia tăng dân số giống như số lượng thóc trong các ô bàn cờ. Ban đầu chỉ có 2 người , nhưng đến năm 1995 đã là 5,63 tỉ người và bàn cờ mới đủ cho ô thóc thứ 30.
– Thực tế, mỗi phụ nữ lại có thể sinh rất nhiều con (lớn hơn 2 rất nhiều) vì thế chỉ tiêu mỗi gia đình chỉ có một đến hai con là rất khó thực hiện.
Câu 2 (trang 131 sgk Văn 8 Tập 1):
– Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này:
+ Tốc độ gia tăng dân số là quá lớn, ngoài sức tưởng tượng và ngày càng khó kiểm soát.
+ Đất đai không rộng ra mà con người lại cứ nhiều thêm dẫn tới tình trạng quá tải và giảm sút chất lượng cuộc sống rất đáng báo động.
– Điều làm cho tác giả “sáng mắt ra”: Tưởng rằng vấn đề dân số là vấn đề gần đây nhưng thực chất qua bài toán cổ thì mới biết vấn đề này đã đặt ra từ thời cố đại. Và nếu không có biện pháp kìm hãm kịp thời sẽ dẫn tới hậu quả khôn lường.
Câu 3 (trang 131 sgk Văn 8 Tập 1):
– Câu chuyện kén rể của nhà thông thái gây nên sự tò mò, hấp dẫn đối với người đọc và mang lại một kết luận bất ngờ: tưởng số lượng thóc ấy rất ít, ai ngờ có thể phủ kín cả trái đất. Câu chuyện làm tiền đề để tác giả đi và việc so sánh với sự bùng nổ về gia tăng dân số.
– Từ sự so sánh này, tác giả giúp người đọc hình dung ra tốc độ gia tăng dân số hết sức nhanh chóng. Từ đó mọi người có nhận thức rõ hơn và góp phần vào việc giảm thiểu gia tăng dân số.
Câu 4 (trang 132 sgk Văn 8 Tập 1):
– Việc đưa ra tỉ lệ sinh con của phụ nữ theo thông báo của Hội nghị Cai-rô để mọi người thấy thực tế phụ nữ có thể sinh rất nhiều con.
– Trong số các nước kể trên thì Nê-pan, Ru-an-đa, Ta-đa-ni-a, Ma-da-gát-xca thuộc châu Phi, còn Việt Nam và Ấn Độ thuộc châu Á.
– Hai châu lục này phát triển dân số rất mạnh.
– Có thể thấy đây là những nước chưa phát triển, kinh tế còn yếu kém mà dân số lại bùng nổ rất cao. Đặc biệt là các nước nghèo và đang phát triển thì lại càng sinh nhiều con.
⇒ Nhận xét: đời sống xã hội kém, nhận thức xã hội càng kém dẫn tới dân số tăng nhanh.
Câu 5 (trang 132 sgk Văn 8 Tập 1):
Văn bản này cho em cái nhìn toàn diện hơn về tình trạng gia tăng dân số, mối nguy hoại của việc gia tăng dân số nhanh chóng. Từ đó có trách nhiệm trong việc kìm hãm tốc độ gia tăng dân số.
Câu 1 (trang 132 sgk Văn 8 Tập 1):
– Con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số là “đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ”. Bởi vì sinh đẻ là quyền của phụ nữ, không thể cấm đoán bằng mệnh lệnh và các biện pháp thô bạo.
– Chỉ bằng con đường tuyên truyền, giáo dục mới giúp mọi người hiểu ra nguy cơ và tác hại của sự bùng nổ dân số: Vấn đề dân số gắn liền với đói nghèo hay no ấm hạnh phúc.
Câu 2 (trang 132 sgk Văn 8 Tập 1):
– Dân số gia tăng có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với các dân tộc nghèo nàn, lạc hậu vì:
+ Dân số phát triển quá nhanh ảnh hưởng nhiều đến con người ở các phương diện nhà ở, lương thực nuôi sống con người, môi trường chật hẹp, thiếu việc làm, giáo dục không kịp phát triển với đà tăng dân số.
+ Các nước còn nghèo nàn lạc hậu lại càng nghèo nàn lạc hậu hơn, vì hạn chế phát triển giáo dục.
Câu 3 (trang 132 sgk Văn 8 Tập 1):
– Dân số thế giới ở vào thời điểm 2000: 6.080.141.683 người.
– Dân số thế giới ở vào thời điểm 30-9-2003: 6.320.815.650 người.
– Từ năm 2000 đến 30-9-2003 số người trên thế giới đã tăng 241.673.967 người, gấp 3 lần số dân Việt Nam hiện nay.