/tmp/gplze.jpg
Câu 1 (trang 133 sgk Văn 9 Tập 1):
* Nhan đề bài thơ có sự khác lạ, dài, cụ thể nhằm thu hút sự chú ý, tạo sự mới lạ độc đáo: Hai chữ “bài thơ” đi kèm với “tiểu đội xe không kính”: cho thấy rõ hơn cách nhìn , khai thác hiện thực của tác giả: khai thác chất thơ từ chính hiện thực cuộc kháng chiến dù còn đầy gian khổ, mất mát, hi sinh.
⇒ Nhan đề bài thơ muốn làm sáng lên vẻ đẹp lãng mạn từ chính hiện thực chiến tranh gian khổ.
* Hình ảnh nổi bật trong bài thơ là những chiếc xe không kính. Đây là một hình ảnh độc đáo: Những chiếc xe không kính vẫn băng ra chiến trường.
– Một hình ảnh thực đến trần trụi, cụ thể của chiến tranh (không có kính không phải không có không có kính) cách giải thích nguyên nhân ở đây cũng rất thực. Những chiếc xe bị bom đạn tàn phá vẫn thản nhiên băng qua chiến trường.
⇒ Tác dụng: vừa nói lên hiện thực khó khăn, thiếu thốn của quân dân ta vừa nói lên được cái khốc liệt của chiến tranh và đặc biệt là làm sáng lên phẩm chất cao đẹp của người lính lái xe.
Câu 2 (trang 133 sgk Văn 9 Tập 1):
Hình ảnh người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn:
– Tư thế ung dung, bình tĩnh nhưng cũng tràn đầy quyết tâm ra trận.
– Tâm hồn trẻ trung, lãng mạn “Không có… ừ thì”; “chưa cần…” → tinh thần gian khổ bất chấp mọi gian khổ và hiểm nguy.
– Tình đồng chí, đồng đội được quan niệm một cách sâu rộng, mới mẻ hơn:
+ Trên đường đi, họ gặp gỡ, trao đổi, động viên nhau (hình ảnh cái bắt tay qua cửa kính vỡ…)
+ Lúc dừng nghỉ, các anh lại tụ họp, trò chuyện, nghỉ ngơi, gắn bó với nhau như anh em trong một gia đình.
– Ý chí quyết tâm của người lính: dù có những thiếu thốn, những hiểm nguy nhưng những người lính vẫn sẵn sàng ra trận để giành độc lập dân tộc, vì miền Nam phía trước: “Chỉ cần trong tim có một trái tim”.
⇒ Hình ảnh người lính lái xe là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Câu 3 (trang 133 sgk Văn 9 Tập 1):
– Ngôn ngữ bài thơ tự nhiên, sinh động, đúng với ngôn ngữ của người lính lái xe ở chiến trường. Lời thơ gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày mà vẫn thi vị, hấp dẫn.
– Giọng điệu ngang tàng, tự tin, trẻ trung của người lính tinh nghịch, bất chấp mọi gian khổ, hiểm nguy.
⇒ Ngôn ngữ và giọng điệu ấy góp phần khắc họa hình ảnh người lính trẻ trung, hiên ngang, bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm.
Câu 4 (trang 133 sgk Văn 9 Tập 1):
Cảm nghĩ về thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước: Họ là những con người dũng cảm, bất chấp mọi gian khổ, hiểm nguy vẫn vượt lên phía trước, bởi họ có trái tim tràn đầy tinh thần yêu nước, ý chiến đấu vì miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước.
So sánh hình ảnh người lính qua bài “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
– Khác nhau: viết về người lính ở hai giai đoạn lịch sử khác nhau, nhiệm vụ của mỗi người lính cũng khác nhau.
+ Đồng chí: ca ngợi tinh thần đồng chí, đồng đội của người lính bộ binh.
+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính : khắc họa hinh ảnh hiên ngang, dũng cảm của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.
– Điểm chung của người lính cách mạng: lí tưởng chiến đấu cao cả, ý chí chiến đấu vượt lên gian khổ, thiếu thốn nhưng vẫn giữ được tinh thần lạc quan, đồng đội.
Phân tích khổ thơ thứ hai:
“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
…..
Như sa như ùa vào buồng lái”
Khổ thơ nói về cảm giác của người lính trong khi ngồi lái xe trên đường ra trận. Với nhịp thơ liền mạch, trôi chảy diễn tả rất đúng cảm giác tốc độ của người lính đang lao nhanh trên chiến trường. Người lái xe được tiếp xúc với thế giới thiên nhiên xung quanh: mặt đất, sao trời, cánh chim, con đường… tất cả như ùa vào buồng lái gây nên một cảm giác mạnh, đột ngột của người lính lái xe. Đây vốn là những hình ảnh của hiện thực đầy gian khổ nhưng dưới cách nhìn và cảm nhận của một tâm hồn trẻ trung, lãng mạn, nghị lực phi thường của người lính những cảm trở của thiên nhiên trở thành những người bạn, tinh nghịch, vui đùa.
Thông qua những hình ảnh độc đáo về những chiếc xe không kính, bài thơ muốn khắc họa và ca ngợi hình ảnh những người chiến sĩ lái xa trong thời kì kháng chiến chống Mỹ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiêm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.