/tmp/vvoin.jpg
Câu 1 (trang 133 sgk Văn 7 Tập 1): Bố cục bài thơ được chia thành hai phần”
– Phần một (18 câu thơ đầu): Nỗi khổ nghèo và lời thở than vì mái nhà tranh bị gió thu phá.
– Phần hai: (5 câu cuối): Mong ước của khổ chủ.
Sự vật và cảnh vật vừa được miêu tả vừa được kể lại. Sở dĩ bài thơ có phần rất dài, có phần rất ngắn, gieo vần linh hoạt vì để tác giả dễ dàng diễn đạt tâm trạng ở từng câu thơ khi miêu tả.
Ví dụ: Gieo vần trắc ở các câu thơ khổ 2, 3 để diễn tả tâm trang uất ức, dằn vặt, chua xót trong cảnh nghèo.
Câu 2 (trang 134 sgk Văn 7 Tập 1):
Phương thức biểu đạt | Miêu tả | Tự sự | Biểu cảm trực tiếp | Miêu tả- tự sự | Miêu tả – biểu cảm | Tự sự – miêu tả | Tự sự – miêu tả – biểu cảm |
Phần 1 | x | ||||||
Phần 2 | x | ||||||
Phần 3 | x | ||||||
Phần 4 | x |
Câu 3 (trang 134 sgk Văn 7 Tập 1): Những nối khổ nhà thơ đề cập đến trong bài thơ là:
– Nỗi khổ vì nghèo, cảnh gió lốc đã cuốn đi ngôi nhà tranh – ngôi nhà mà Đỗ Phủ phải nhờ dự giúp đỡ mới có được. Vì nỗi khổ này mà gia đình ông phải sống trong cảnh chật chội, mưa gió.
– Nối khổ vì phải chứng kiến cảnh dân tình nghèo đói đến nỗi trẻ con đi cướp giật, bản thân Đỗ Phủ thì già, gào thét nhưng không lấy lại được tấm tranh đã bị cướp đi.
– Nỗi khổ vì mưa lạnh, bản thân lạnh đã đành nhưng phải chứng kiến cảnh những đứa con quấy khóc vì quá chỗ ngủ mưa, ướt, gió lùa.
– Nỗi khổ vì xã hội luôn rơi vào trạng thái chiến tranh khiến cho dân tình vừa khổ cực, vừa đói nghèo.
Tác giả đã sử dụng các hình ảnh để miêu tả những nỗi khổ đó như:
– Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa.
– Trẻ con thôn nam khinh ta già không sức
– Mềm vải lâu năm lạnh tựa sắt.
– Dày hạt mưa, mưa mưa chẳng dứt…
Câu 4 (trang 134 sgk Văn 7 Tập 1):
Nếu như không có năm dòng thơ cuối thì bài thơ đơn thuần là nỗi than thở dài của một người sống trong cảnh nghèo khó, sống trong những ngày loạn lạc hay lời than của một kẻ về già nhưng nghèo đói và bất lực. Qua đó, phần nào ta cảm nhận được nỗi thống khổ của con người trước sự tàn phá của thiên nhiên và chiến tranh.
Tuy nhiên có thêm 5 câu thơ cuối khiến bài thơ được nâng lên một tầng cao hơn. Nó không chỉ là nỗi khổ của một người mà nó soi chiếu vào mọi người trong xã hội. Qua đó thấy được tư tưởng nhân đạo của nhà thơ, thấy được khao khát của ông về một cuộc sống êm ấm cho mọi người, mọi nhà.
Đỗ Phủ đã nêu lên được sự thống khổ của gia đình mình nói riêng và của toàn dân nói chung. Qua đó, ông đã thể hiện tư tưởng nhân đạo, nỗi khao khát, niềm ước mơ cho tất cả mọi người đều được ấm no, hạnh phúc.