/tmp/zndob.jpg
– 4 khổ đầu: Nỗi đau xót trước sự ra đi của Bác.
– 6 khổ thơ tiếp: Hình ảnh Bác Hồ trong trái tim người dân Việt
– 3 khổ cuối: Tấm lòng của người dân Việt với Bác.
Câu 1 (trang 169 sgk Văn 12 Tập 1):
– Nỗi đau xót lớn lao của tác giả trước sự kiện Bác qua đời
+ Chạy về thăm Bác
→ Khẩn trương, vội vàng, chưa tin việc Bác mất là sự thật
+ Lần theo lối sỏi quen : Không còn chạy, còn đi bình thường được nữa mà phải lần → Tình cảm sâu nặng của nhà thơ với Bác.
– Cảnh vật trở nên hoang vắng, lạnh lẽo, ngơ ngác hệt như đã bị lấy mất linh hồn.
+ Vườn rau ướt lạnh
+ Chuông không reo, phòng im lặng, đèn không sáng.
+ Trái bưởi, bông hoa, con đường mà hàng ngày Bác vẫn đi …còn đó nhưng người thì đâu?
→ Cảnh vật trở nên vô nghĩa khi Bác không còn nữa.
– Vẫn là sự ngỡ ngàng bởi việc Bác qua đời …
+ Trời đẹp quá.
+ Miền Nam đang thắng lớn,…muốn rước Bác vào thăm, muốn thấy Bác cười thỏa niềm mong ước của Bác.
→ Khổ thơ thể hiện nỗi day dứt về tính chất phi lý không thể chấp nhận được của sự mất mát.
Câu 2 (trang 169 sgk Văn 12 Tập 1): Hình tượng Bác Hồ:
– Cả cuộc đời luôn nghĩ và hành động vì đất nước, chỉ lúc ngủ là bớt đi một chút. “Nỗi thương đời” → Đó là trái tim mênh mông của Bác
– Luôn suy nghĩ về đức, về con người
– Đau đớn vì dân, vì nước.
– Lo lắng như mẹ lo cho con
Lo cho hôm nay và cho cả mai sau
– Yêu thương, quan tâm: Ngọn lúa, cành hoa, tự do cho mỗi người, trẻ giành sữa, lụa tặng già
– Vui từ cái vui nhỏ nhất đến cái lớn lao cao cả: Vui mỗi mần non, trái chín
→ Vui chung với cái vui của nhân loại hòa bình quên mình để nâng niu tất cả.
Câu 3 (trang 169 sgk Văn 12 Tập 1): Tình cảm của người dân Việt Nam với Bác:
– Mãi mãi nhớ Bác: Nghìn thu
– Nhớ lời Bác dặn ..”Còn non nước..”
→ Bác vẫn còn sống mãi trong tâm trí của chúng ta trong sự nghiệp chung của dân tộc
– Là nỗi nhớ, là công ơn đối với Bác
– Là lời hứa, là quyết tâm của tác giả cũng như của cả dân tộc ta với Người.
+ Trong sáng hơn
+ Nguyện theo gương Bác; Vươn tới mãi
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn.