Sọ Dừa – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý


Sọ Dừa – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Sọ Dừa Ngữ văn lớp 6, bài học tác giả – tác phẩm Sọ Dừa trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

A. Nội dung tác phẩm Sọ Dừa

Tóm tắt truyện: Ngày xưa, có hai vợ chồng ở với phú ông, họ sống rất hiền lành, chịu khó những mãi chưa có con. Một hôm, người vợ ra rừng hái củi, khát nước, nhìn thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bưng lên uống. Về nhà, bà có mang. Sau khi người chồng mất, bà mới sinh ra một đứa trẻ nhưng không chân, không tay. Bà buồn lắm, định vất đi nhưng cậu bé van xin mẹ. Thương con, bà đành để con nuôi và đặt tên là Sọ Dừa. Sọ Dừa sau khi lên bảy, tám tuổi liền đi chăn bò cho phú ông. Cậu chăn rất giỏi nên phú ông mừng lắm. Phú ông có ba người con gái thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Cô út hiền lành, tính hay thương người không chê chàng xấu xí. Sọ Dừa muốn cưới cô làm vợ nên đã mang đầy đủ sính lễ phú ông yêu cầu. Ngày cưới một chàng trai khôi ngô tuấn tú cùng cô út xuất hiện. Hai vợ chồng Sọ Dừa sống rất hạnh phúc. Sọ Dừa ngày đêm đèn sách và đậu trạng nguyên. Sau khi Sọ Dừa vắng nhà, cô út bị hai người chị hãm hại. Nhưng nhờ duyên số và gặp may mắn, cô út thoát nạn và hai vợ chồng Sọ Dừa gặp lại nhau. Hai người chị sau khi bị phát hiện xấu hổ quá biệt xứ không về.

Xem thêm:  Soạn bài Điều không tính trước Ngữ văn lớp 6

B. Tìm hiểu tác phẩm Sọ Dừa

1. Thể loại: truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:

+ Nhân vật bất hạnh ( người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí..

+ Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ.

+ Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch.

+ Nhân vật là động vật.

2. Bố cục: 3 phần:

– Phần 1: Từ đầu đến “ đặt tên cho nó là Sọ Dừa”: Sự ra đời của Sọ Dừa.

– Phần 2: Tiếp theo đến “ phòng khi dùng đến”: Sự tài giỏi của Sọ Dừa và chàng lấy cô em út quay về hình dạng tuấn tú, đỗ trạng nguyên.

– Phần 3: Phần còn lại: Cô em út bị hãm hại và hai vợ chồng đoàn tụ.

3. Giá trị nội dung:

Truyện cổ tích Sọ Dừa với nhân vật chính có hình hài dị dạng, thường mang lốt vật, bị mọi người xem thường, coi là “vô tích sự”. Nhưng đây là nhân vật có phẩm chất, tài năng đặc biệt. Cuối cùng, nhân vật trút bỏ lốt vật, kết hôn cùng người đẹp, sống cuộc đời hạnh phúc. Truyện Sọ Dừa đề cao giá trị chân chính của con người và tình thương đối với người bất hạnh.

4. Giá trị nghệ thuật

– Truyện sử dụng nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo

– Xây dựng nhân vật đối lập.

Xem thêm:  Soạn bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ngắn nhất

C. Sơ đồ tư duy Sọ Dừa

Sọ Dừa

D. Đọc hiểu văn bản Sọ Dừa

1. Sự ra đời của Sọ Dừa

– Bà mẹ mang thai Sọ Dừa khác thường

– Sọ Dừa ra đời với hình dạng “ không chân, không tay, tròn như quả dừa”

– Sọ Dừa cứ “ lăn lông lốc trong nhà”, “ chẳng làm được việc gì”

=> Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật mang lốt xấu xí. Nhân dân quan tâm đến một loại người đau khổ nhất, số phận thấp hèn nhất.

2. Sự tài giỏi của Sọ Dừa và chàng lấy cô em út quay về hình dạng tuấn tú, đỗ trạng nguyên

– Sự tài giỏi của Sọ Dừa thể hiện qua các chi tiết:

+ Chăn bò rất giỏi “ Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng”

+ Tài thổi sáo.

+ Tự biết khả năng của mình “ Gì chứ chăn bò thì con chăn cũng được”, giục mẹ đến hỏi con gái phú ông làm vợ.

+ Thông minh khác thường, đỗ trạng nguyên.

+ Tài dự đoán lo xa chính xác “ Khi chia tay, quan trạng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải giắt luôn trong người phòng khi dùng đến”

=> Sự đối lập, trái ngược giữa hình dạng bên ngoài và phẩm chất đẹp đẽ bên trong của Sọ Dừa.

– Sọ Dừa lấy cô em út:

+ Sọ Dừa có đầy đủ sính lễ mà phú ông yêu cầu: một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm

Xem thêm:  Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận ngắn nhất

+ Trong ngày cưới, Sọ Dừa trở lại hình dạng khôi ngô, tuấn tú sánh bước cùng cô em út.

– Sọ Dừa học hành chăm chỉ và đỗ trạng nguyên.

=> Từ kết thúc này, cho thấy ước mơ đổi đời của nhân dân ta.

3. Cô em út bị hãm hại và hai vợ chồng đoàn tụ

– Hai cô chị ghen ghét, đố kị, hãm hại cô em để làm bà trạng

– Cô em út nhớ lời chồng dặn, may mắn nên đã thoát nạn sống trên hòn đảo.

– Nhờ hòn đá lửa, con dao và hai quả trứng mà cô sống qua ngày.

– Sọ Dừa gặp lại vợ ở hòn đảo và đón vợ về nhà. Hai cô chị xấu hổ đi biệt xứ.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu