/tmp/egder.jpg
Nội dung bài viết
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Sau phút chia li Ngữ văn lớp 7, bài học tác giả – tác phẩm Sau phút chia li trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
Bài thơ là nỗi sầu chia li của người phụ nữ tiễn chồng ra trận, bài thơ còn là lời tố cáo chiến tranh phi nghĩa và ước vọng hạnh phúc lứa đôi chân chính.
1. Tác giả- Dịch giả
– Nguyên văn chữ Hán của Đặng Trần Côn, sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII.
– Bản diễn Nôm học của Đoàn Thị Điểm ( 1705- 1748), người phụ nữ có tài có sắc.
2. Tác phẩm
a, Hoàn cảnh sáng tác
– 1741- 1742, khoảng thời gian diễn ra cuộc chiến tranh của Nhà nước đàn áp phong trào nhân dân.
b, Bố cục: 3 phần
– Khúc ngâm 1( 4 câu đầu): Nỗi lòng trống trải của người vợ trước cảnh chia li
– Khúc ngâm 2( 4 câu tiếp): Nỗi xót xa khi cách trở nghìn trùng
– Khúc ngâm 3( 4 câu cuối): Lòng buồn thương trước bao cảnh vật sau chia li
c, Phương thức biểu đạt
– Biểu cảm
d, Thể thơ
– Thể song thất lục bát. Mỗi khổ gồm 4 câu.
e, Xuất xứ
– Trích từ phần 2 “Chinh phụ ngâm khúc”, từ câu 53- 64
f, Giá trị nội dung
– Khúc ngâm là nỗi xót xa, đau khổ của người phụ nữ trước lúc chồng ra đi vào chiến trận. Là tiếng khóc xót thương cho cảnh chia li, lời tố cáo chiến tranh phi nghĩa cùng mong ước hạnh phúc lứa đôi
g, Giá trị nghệ thuật
– Ngôn từ sáng tạo, hình ảnh ước lệ
– Thể thơ song thất diễn tả nỗi sầu bi
– Sáng tạo trong sử dụng điệp từ, điệp ngữ, câu hỏi tu từ.
1. Nỗi lòng trống trải của người vợ trước cảnh chia li
– Bi kịch thời loạn lạc chia cách lứa đôi, chàng đi vào “cõi xa mưa gió”, nàng ở lại “buồng cũ chiếu chăn”
– “Đoái trông” theo người chồng giữa núi mây bát ngát, không biết khi nào mới được trùng phùng.
=> Giây phút chia li đầu tiên đầy đau xót của nhân vật trữ tình
2. Nỗi lòng trống trải của người vợ trước cảnh chia li
– Các địa danh “Hàm Dương- Tiêu Tử” mang tính chất ước lệ cho sự cách trở xa xôi.
– “Còn ngoảnh lại – hãy trông sang” gợi ra cả một trời thương nhớ mênh mông.
– Sử dụng điệp ngữ “cách” và hai từ “mấy trùng” càng làm nổi bật bi kịch chia ly, xa cách.
=> Nỗi buồn chia li khắc sâu tô đậm, dâng trào trong lòng chàng và nàng.
3. Nỗi lòng trống trải của người vợ trước cảnh chia li
– Trông nhưng lại chẳng thấy nhau được nữa mang nỗi xót xa không nói nên lời
– Từ láy “xanh xanh” rợn ngợp chiếm hết cả không gian
– Câu hỏi tu từ cuối bài như mang cả nước mắt và tiếng thở than
=> Nỗi lòng ngóng trông, lẻ loi của người chinh phụ theo bóng dáng người chồng ra trận