/tmp/gcflr.jpg
Nội dung bài viết
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Rằm tháng giêng Ngữ văn lớp 7, bài học tác giả – tác phẩm Rằm tháng giêng trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
Bài thơ “Rằm tháng giêng” đã bộc lộ được tình yêu thiên nhiên cũng như lòng yêu nước sâu sắc của nhà thơ. Đồng thời, qua đó Bác cũng gửi gắm niềm tin chiến thắng cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam.
1. Tác giả
– Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam. Không chỉ là một nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc, Hồ Chí Minh còn được biết đến với tư cách là một nhà văn, nhà thơ lớn.
– Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thể giới.
Một số tác phẩm nổi bật:
+ Tuyên ngôn độc lập (1945, văn chính luận)
+ Bản án chế độ thực dân Pháp (1925, văn chính luận)
+Đường Kách Mệnh (1927, tập hợp những bài giảng)
+ Con rồng tre (1922, kịch )
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)
2. Tác phẩm
a, Hoàn cảnh sáng tác
– Bài thơ được Bác Hồ sáng tác khi còn ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954). Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên căn cứ Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lãnh đạo của quân ta.Nhưng với sự đồng lòng cùng sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chiến dịch Việt Bắc đã làm thất bại kế hoạch của quân địch.
b, Bố cục
Gồm 2 phần:
Phần 1. Hai câu đầu: Cảnh thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc trong đêm trăng.
Phần 2. Hai câu sau: Con người cách mạng trong đêm trăng.
c, Phương thức biểu đạt
Miêu tả kết hợp biểu cảm
d, Thể thơ
Thất ngôn tứ tuyệt.
e, Giá trị nội dung
– Bài thơ “Rằm tháng giêng” đã miêu tả hình ảnh thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc trong đêm trăng rằm tháng Giêng. Qua đó nhà thơ đã bộc lộ tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước và niềm tin chiến thắng vào sự nghiệp cách mạng của đất nước.
f, Giá trị nghệ thuật
– Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, hình ảnh giản dị, sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ
– Ngôn ngữ sáng tạo, hình ảnh thơ trong sáng
1. Hai câu đầu: Cảnh thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc trong đêm trăng
– Hình ảnh ánh trăng: “nguyệt chính viên” – trăng đúng lúc tròn nhất.
– Không gian bao la, tràn ngập ánh trăng.
– Sức sống của mùa xuân: “xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên”
– Ba chữ “xuân” nối tiếp nhau thể hiện sức xuân và sắc xuân đang trỗi dậy. Thể hiện khung cảnh tràn đầy sức sống.
=> Hai câu đầu đã khắc họa bức tranh thiên nhiên đêm rằm mùa xuân đẹp, bát ngát, rộng lớn và tràn đầy sức sống.
2. Hai câu sau: Con người cách mạng trong đêm trăng.
– Công việc: “đàm quân sự” – bàn việc quân nghĩa là bàn việc kháng chiến, những quyết định liên quan đến vận mệnh dân tộc.
– Hình ảnh “trăng ngân đầy thuyền”: gợi sức lan tỏa của ánh trăng trong đêm rằm và qua đó thể hiện ý nguyện, mong muốn vươn tới thành công trong sự nghiệp cách mạng.
=> Hai câu thơ cuối cho thấy phong thái ung dung, lạc quan, luôn tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng và tâm hồn giao cảm, hòa hợp với thiên nhiên của Bác Hồ.