/tmp/uxuou.jpg Phân tích nhân vật bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ năm 2021 - Giáo dục trung học Đồng Nai

Phân tích nhân vật bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ năm 2021


Phân tích nhân vật bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ năm 2021

Bài văn Phân tích nhân vật bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ gồm dàn ý chi tiết, 3 bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 8.

Đề bài: Phân tích nhân vật Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.

Bài văn mẫu 1

   Hình dáng mẹ tôi chửa xóa mờ

   Hãy còn mường tượng lúc vảo ra

   Nét cười đen nhánh sau tay áo

   Trong ánh nắng trưa hè trước giậu thưa

   Tình cảm gia đình, tình cảm mẫu tử luôn là thứ tình cảm thiêng liêng, bất diệt trong lòng mỗi chúng ta. Trong văn học có biết bao người phụ nữ sẵn sàng hi sinh, đánh đổi tất cả vì con cái, nhưng đồng thời cũng có những người con yêu thương, bảo vệ mẹ hết lòng. Người con hiếu thảo, giàu tình yêu thương ấy chính là chú bé Hồng trong trích đoạn Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng.

   Để hiểu về tình cảm Hồng dành cho mẹ, chúng ta cũng cần tìm hiểu sơ qua về hoàn cảnh sống của Hồng. Hồng trước đây sống trong gia đình trung lưu, đủ đầy về tiền bạc nhưng lại thiếu tình yêu thương. Cha nghiện thuốc phiện, tiêu tốn tài sản rồi qua đời, mẹ bỏ đi để Hồng ở lại với bà cô cay nghiệt, đầy những rắp tâm xấu xa, hàng ngày tiêm nhiễm những điều không tốt vào cậu bé Hồng.

   Tình yêu thương của bé Hồng dành cho mẹ trước hết là ở sự kiên định trong tình yêu thương trước những lời gièm pha, xúc xiểm của bà cô. Những lời bà cô nói như ngàn nhát dao đâm vào trái tim non nớt, nhỏ bé của Hồng. Hai tiếng em bé kéo ra thật dài, rồi lời hỏi han: “Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?” rồi lời mắng: “Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy tiền tàu cho. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa và thăm em bé chứ” . Những lời nói tưởng là quan tâm đến cậu bé nhưng thực tế lại chỉ làm cho trái tim non nớt của cậu đau nhói. Hồng cố gắng kím nén cảm xúc bản thân để cho bà cô không đạt được mục đích của mình. Không chỉ vậy cậu còn kiên định, quả quyết rằng: “Thế nào cuối năm mợ cháu cũng về” . Cậu nói ấy như một hành động đanh thép đập tan nhưng suy nghĩ, hành động xấu xa của bà cô. Đồng thời cũng là một minh chứng cho tình yêu thương, niềm tin sâu sắc Hồng dành cho mẹ.

   Hồng thương mẹ, thương mẹ rất nhiều, nhưng cũng giận mẹ, bỏ đi biệt xứ, để lại mình Hồng ở đây phải chống trọi lại người cô độc ác, cay nghiệt. Đỉnh điểm của tình yêu thương đó, trong suy nghĩ ngây thơ mà rất đỗi chân thành của Hồng, em đã ước; “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi” . Hình ảnh so sánh vô cùng đặc sắc, so sánh cổ tục phong kiến bảo thủ với những vậy hữu hình: đầu mẫu gổ, thủy tinh,… để có những hành động hết sức quyết liệt: vồ, cắn, nhai, nghiến cho kì nát vụn. Mong ước ấy của Hồng một lần nữa khẳng định tình yêu thương sâu nặng em dành cho người mẹ bất hạnh của mình.

   Tình yêu thương mẹ của bé Hồng được thể hiện đặc biệt rõ khi cậu gặp lại mẹ. Hồng đã từng có lần đau đớn nghĩ rằng: “Mợ, ơi! Con khổ quá mợ ơi, giá ai cho tôi một xu nhỉ, chỉ một xu thôi để tôi mua một năm xôi hay một chiếc bánh khúc ăn cho đỡ đói…”. Đó là những tâm sự thấm đẫm nước mắt của một cậu bé nhỏ người mà tâm hồn đã già dặn. Và bao nhiêu đau đớn, tủi cực đã được bù đắp trong giờ phút gặp lại. Hai mẹ con mừng mừng, tủi tủi, gặp nhau. Hồng chạy nhanh tới, hơi thở hồng hộc, trán đẫm mồi hôi, cả hai chân níu lại,… mừng rỡ, sung sướng đến cực điểm trèo lên xe mẹ. Nếu người quay lại ấy không phải mẹ, có lẽ sẽ là điều đau đớn, cơ cực nhất trong cuộc đời: “Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc” . Hình ảnh so sánh gợi cảm, chính xác khi lấy hình ảnh người bộ hành đi giữa sa mạc để so sánh với tình yêu thương mãnh liệt Hồng dành cho mẹ. Hình ảnh dòng suối là một ví von đặc sắc cho thấy mẹ chính là dòng nước trong xanh và mát lành làm dịu mát những nỗi cay đắng trong cuộc đời con.

   Ngồi kề bên mợ, Hồng lúc này mới sụt sùi và khóc nức nở. Cũng chính trong lúc được kề sát vào lòng mẹ Hồng mới thấy rằng mẹ không giống những lời bà cô nói. Mẹ vẫn xinh đẹp, tươi sáng, hai gò má ứng hồng, mẹ vẫn đẹp như thuở còn sung túc. Được mẹ ôm ấp vào lòng, Hồng mới cảm nhận được tất cả niềm hạnh phúc mà mỗi đứa con được cảm nhận trong cuộc đời: “Phải bé lại lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay của người mẹ vuốt ve, gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”.

   Trích đoạn ngắn Trong lòng mẹ, với ngôn từ giản dị, hình ảnh so sánh đặc sắc, giọng văn trữ tình tình cảm, là một minh chứng điển hình cho tình mẫu tử bất diệt. Tình cảm thiêng liêng, cao cả ấy lay động đến hàng triệu trái tim và như một lời nhắc nhở đến mỗi người con phải luôn biết yêu thương và kính trọng cha mẹ.

Xem thêm:  Tổng hợp các bài tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 8 ngắn nhất

Bài văn mẫu 2

   Trong lòng mẹ được trích trong cuốn Những ngày thơ ấu là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyên Hồng. Tác phẩm không chỉ cho thấy số phận cơ cực bất hạnh của chú bé Hồng mà trên hết còn cho thấy tình thương sâu sắc cậu dành cho mẹ. Trong lòng mẹ là trích đoạn phản ánh đầy đủ những nội dung, tình cảm ấy.

   Trước hết Hồng là một đứa trẻ có tuổi thơ bất hạnh. Hoàn cảnh của Hồng hết sức đáng thương: cha mất, mẹ bỏ đi tha hương cầu thực. Đến gần ngày giỗ đầu của cha vẫn chưa thấy mẹ về. Cậu phải sống cùng họ hàng trong sự kinh ghét, ghẻ lạnh của mọi người. Hồng luôn sống trong sự thiếu thốn tình yêu thương. Đáng thương hơn nữa, sống trong hoàn cảnh như vậy, Hồng còn nhiều lần bị bà cô dùng những lời lẽ độc địa để đay nghiến, hạ nhục mẹ của cậu. Quả thực, số phận của Hồng hết sức bất hạnh, thương cảm.

   Nhưng cậu là người có tình yêu thương mẹ mãnh liệt. Đầu tiên được thể hiện trong cuộc đối thoại với bà cô. Cuộc đối thoại này chẳng khác gì cuộc chiến tranh không cân sức: bà cô dùng những lời lẽ, hành động (vỗ vai, kéo dài tiếng em bé, đôi mắt sắc lạnh) liên tiếp tấn công bé Hồng. Bé Hồng yếu ớt, tội nghiệp chống trả lại những lời của bà cô. Những lời đó như con dao khứa vào tầm hồn non nớt, đáng thương của bé Hồng. Tình yêu thương mãnh liệt đối với mẹ được thể hiện qua suy nghĩ, cảm xúc của Hồng khi trả lời người cô. Trước những lời nói rất “kịch” bé Hồng nhận ra ngay sự giả dối trong suy nghĩ, hành động của bà cô. Điều này được thể hiện rõ trong các chi tiết: “nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch” của người cô, cậu bé hiểu rằng “nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi”,… Nhưng tất cả những lời mỉa mai, cay độc đó cũng không thể làm xấu đi hình ảnh người mẹ trong lòng bé Hồng. Ngược lại càng làm tình yêu đó bùng cháy, mãnh liệt hơn “đời nào tình yêu thương và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến”. Mặc dù kiên quyết bảo vệ mẹ trước những lời lẽ thâm hiểm của bà cô, nhưng cậu bé vẫn giận mẹ, bởi “căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm”. Và tình yêu đó được đẩy lên một mức cao hơn nữa qua hình ảnh so sánh đặc sắc: “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”. Chỉ với câu văn ngắn tác giả tách làm nhiều vế, sử dụng các động từ mạnh theo hình thức tăng tiến: cắn, nhai, nghiến những hủ tục phong kiến, qua đó đã cho thấy tình yêu thương mẹ mãnh liệt của bé Hồng.

   Tình yêu thương đó dâng trào hơn nữa khi cậu bất ngờ gặp lại mẹ. Bóng dáng mẹ sao cậu có thể quên, vậy mà trong vô thức ám ảnh cậu vẫn nghi ngờ đó không phải là mẹ. Nhưng cậu vẫn chạy đuổi theo, và nghĩ: “Nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là một trò đùa tức cười cho lũ bạn. Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”. Và niềm tin, sự khao khát gặp lại mẹ của cậu đã được đền đáp, người đàn bà trên xe ấy chính là mẹ của cậu. Cậu lập cập, bối rối, vội vã thở hồng hộc, chạy theo xe mẹ, và khi mẹ kéo tay, xoa đầu hỏi thì “tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Đây là giọt nước mắt của niềm vui, sự hạnh phúc, khi được nằm trong lòng mẹ, đùi áp vào đùi mẹ, được cảm nhận hơi thở thân thương phả ra từ khuôn miệng xinh xắn của mẹ. Những lời lẽ của bà cô về mẹ xơ xác, còm cõi cậu không thấy mà vẫn thấy mẹ như xưa, gương mặt tươi sáng, đôi mắt trong, hơi thở thơm tho lạ thường,… và từ giấy phút ấy Hồng lâng lâng trong cảm giác được gặp lại mẹ, bao lời nói, ý nghĩ cay độc bà cô cố công tiêm nhiễm vào đầu giờ đã tan biết hết cả, chỉ còn lại tình mẫu tử thiêng liêng.

   Tác phẩm không chỉ xuất sắc về mặt nội dung mà có hấp dẫn ở nghệ thuật. Tác giả sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật: so sánh, liệt kê, tăng tiến,.. cho thấy tình yêu thương mẹ mãnh liệt, tha thiết của bé Hồng. Không chỉ vậy, nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật cũng rất đặc sắc, mỗi nhân vật thể hiện tính cách riêng qua suy nghĩ, hành động. Đây là tác phẩm thấm đẫm chất trữ tình: tình huống truyện chứa đầy cảm xúc: bé Hồng gặp lại mẹ sau bao lâu xa cách; nội dung câu chuyện cũng đậm chất trữ tình: cảnh ngộ đáng thương, éo le của mẹ và bé Hồng đã gieo vào lòng người đọc những cảm xúc mạnh mẽ; ngôn ngữ kể chuyện giàu cảm xúc kết hợp hài hòa giữa kể và bộc lộ cảm xúc.

   Bằng ngôn ngữ trần thuật tha thiết, giàu tình cảm, tác phẩm đã cho thấy tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng dành cho mẹ trong hoàn cảnh éo le của cuộc sống. Tình mẫu tử là mạch nguồn sâu thẳm trong mỗi con người, không có yếu tố, tác nhân nào có thể giết chết tình cảm thiêng liêng ấy.

Bài văn mẫu 3

   Nếu ai hỏi tôi: Tình cảm nào thiêng liêng cao đẹp nhất? Tôi xin trả lời là tình mẫu tử! Nếu ai hỏi tôi: Nhà văn Việt Nam nào viết về tình mẫu tử đẹp nhất? Tôi xin trả lời là Nguyên Hồng! Có phải chăng vì Nguyên Hồng là một người con thương mẹ tha thiết, nên ông đã nổi tiếng khi viết về mẫu thân mình? Vâng, chính tác phẩm Những ngày thơ ấu được Nguyên Hồng viết khi vừa tròn mười tám tuổi, đã đưa ông bước vào làng văn một cách chững chạc và vững chắc. Tác phẩm chính là một tập hồi kí về cuộc đời đầy đau khổ, sóng gió của nhà văn.

Xem thêm:  Suy nghĩ về cái chết của Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên năm 2021

   Sau đây, chúng ta chủ yếu đi vào đoạn trích “Trong lòng mẹ để phân tích nhân vật “bé Hồng”. Bằng cách dẫn truyện tài tình, tác giả đưa ta đến với gia đình bé Hồng, một gia đình khá giả nhưng bất hạnh. Bằng chứng là vào ngày sinh của chú bé, rất nhiều vị có máu mặt đến chúc mừng. Đồ lễ, đồ mừng chật ních cả nhà. Tưởng rằng bé Hồng sẽ mãi sống trong cảnh giàu sang, sung sướng, nhưng đâu ngờ cuộc đời em chìm ngập trong đau thương, khổ ải. Có lẽ bất hạnh lớn nhất đối với Hồng là việc cha mẹ em lấy nhau chỉ vì ép buộc, không có hạnh phúc. “Sự trái ngược cay đắng đó tôi đã hiểu rõ rệt và thấm thía ngay từ năm tôi lên bảy, lên tám”. Chính em cũng phải nói thế là gì! Còn cay đắng, xót xa nào hơn khi biết :người mẹ thỉnh thoảng lại mỉm cười êm ấm, dịu dàng”, nhưng trong lòng thì “luôn luôn giá buốt, đau đớn, phiền muộn”. Trong máu nhà thơ ấu của bé Hồng, tình cảm gia đình đã có cái gì đó gượng ép, cha mẹ sống với nhau mà như không có tình cảm, tất cả là vì đứa con chung, chính là Hồng. Và cũng ngay từ bé, Hồng đã nghe những lời đồn không mấy tốt đẹp về mẹ. Vì thế, trong suốt một thời gian dài, Hồng phải sống trong sự dằn vặt, phân vâ, không biết ai đúng, ai sai. Rồi khi gia cảnh sa sút vì cái bàn đèn của bố Hồng, gia đình đã quyết định bán nhà. Tuy rằng đó là một sự mất mát lớn, nhưng Hồng là một chú bé rất giàu tình cảm. Những lời nói ngây thơ của em: Để con đi học rồi con xây lại nhà cho bà đã phần nào giảm bớt không khí nặng nề, u ám đang bao trùm lên gia đình Hồng. Mẹ thì buôn bán thua lỗ, thầy thì nghiện thuốc phiện, ngày ngày phải sống ăn bám vào vợ. Vậy đấy! Cái cuộc sống tưởng như sung sướng, nhàn hạ của Hồng, giờ trở nên nghèo túng, thiếu thốn. Mà không những em thiếu thốn về mặt sinh hoạt, vui chơi mà em còn thiếu một gia đình ấm cúng, thực sự tở thành chỗ dựa vững chắc cho tuổi ấu thơ của em. Người cha, chỗ dựa của cả gia đình, nay lại nghiện ngập, hút sách, sống ăn bám, đến nỗi phải cướp tiền của Hồng để mua thuốc hút! Thử hỏi rằng ai mà không xấu hổ, đau đớn khi có một người chồng, một người cha như vậy? Cuối cùng, thì cha Hồng, cả đời sống tối tắm, u uất, đã chết trong nghèo nàn, nghiện ngập.

   Mẹ Hồng bao lâu khao khát yêu thương, đã phải chôn vùi tuổi thanh xuân trong cuộc hôn nhân không lối thoát, nay đã vùng lên, thoát khỏi sự cổ hủ của phong kiến đè nặng lên cuộc đời mình. Bà đi vào Thanh Hóa, bỏ lại bé Hồng bơ vơ, côi cút giữa sự ghẻ lạnh của những ngời họ hàng giàu có. Hồng phải chịu đựng những lời cay nghiệt, xấu xa từ phía họ nội giàu có. Hoàn cảnh làm em phải trở thành đứa trẻ lêu lổng, đói rách, luôn khao khát cuộc sống, một tình yêu thương đích thực. Thế mà cái mong muốn giản đơn ấy mãi mãi không thực hiện được. Đối với Hồng, cái cảnh của nhà thờ đêm Nô – en không có chỗ cho em, cho những con chiên bé nhỏ tìm sự che chở, ban phước của Chúa, mà chỉ dành cho những ông Tây, bà Đầm, những chức dịch, những kẻ quyền quý, khệnh khạng và bệ vệ. Khó khăn lắm em mới len được vào, để có thể nhìn thấy bàn thờ. Rõ ràng cái xã hội thối tha bẩn thỉu ấy không phải là chỗ đứng của em. Nhưng biết làm sao được! Chúa đã ấn định cho cuộc đời Hồng một vực thẳm tăm tối, vô đáy. Cái vự thẳm ấy sẵn sàng nhấn chìm em, nếu em có một phút lỡ làng, quên đi bản chất hồn nhiên, ngây thơ, chân thật của mình.

   Tình thương và hình ảnh của mẹ luôn ngời sáng trong tâm trí Hồng. Mặc dù sống hoàn cảnh như vậy, nhưng tâm hồn Hồng vẫn cứ là vì sao lấp lánh giữ bầu trời thăm thẳm. Trong tâm tư của em vẫn tồn tại hình ảnh một người cha dịu dàng, ngọt ngào; một người mẹ chỉ vì sợ hãi những thành kiến cổ hủ mà xa lìa các con, nhưng tình thương và hình ảnh của mẹ luôn ngời sáng trong tâm trí Hồng. Chính cuộc nói chuyện giữa Hồng, ngay cả chúng ta cũng phải công nhận rằng Hồng rất thông minh, tinh ý. Bởi với một đứa trẻ, một năm không được gặp mẹ, không nhận được một lá thư, một lời thăm hỏi âu yếm, không xin được mẹ một đồng quà thì khi bắt gặp câu hỏi (của người cô) có muốn vào chơi với mẹ hay không? Với tâm lý ngây thơ, trong sáng sẽ trả lời ngay là có, nhưng chợt nhận ra những điều không tốt đẹp trong câu nói ấy nên mới phản bác lại ý muốn dồn nén trong lòng từ bấy lâu nay của mình. Để có được cái chợt ấy quả là một quá trình quan sát lâu dài, được hình thành từ những việc xảy ra trong cuộc sống mà em quan sát và tiếp thu được. Những động cơ xấu, như lời bà cô, đã làm mất đi phần nào tính ngây thơ trong Hồng, để đến nỗi mỗi lời nói, mỗi hành động của em đều được cân nhắc, suy nghĩ kĩ càng. Trong em, sự độc ác của bà cô đã cho em một bài học về cách tính tốn của người lớn, đã biến em thành một người khôn ngoan, “phòng thù kẻ xấu” đã trở thành bản năng tự vệ, và vũ khí duy nhất của em, để bảo vệ cho danh dự của người mẹ thân yêu. Bởi ở cái xã hội của em, mọi người hầu như đều giả dối, ác độc. Đáng thương biết bao! Và tiếng cười của em khi trả lời bà cô: “Cháu không muốn vào” như gây cho người đọc cảm giác dường như Hồng không chú ý, không buồn bã khi phải xa mẹ. Mặc đù trả lời như vậy nhưng chắc rằng lúc bấy giờ, trong lòng Hồng, hình ảnh và những tình cảm yêu thương mặn nồng đối với mẹ đang trào dâng nghẹn ngào.

Xem thêm:  Bài văn Tả con vật mà em yêu thích năm 2021

   Tất cả diễn biến tâm trạng của Hồng đều trái ngược với lời nói, hành động của em. Điều đó chẳng lẽ không phải là một nỗi đau thầm kín nhưng sâu sắc, giằng xé tâm hồn em hay sao? Đặc biệt tâm trí của bé Hồng cũng được nhà văn miêu tả theo mức độ tăng dần. Lúc đầu Hồng còn cười sau đó “lòng em thắt kaij, khóe mắt đã cay cay”. Chúng ta càng hiểu rõ và căm ghét bà cô độc ác bao nhiêu, thì tình thương yêu, cảm thông dành cho bé Hồng lại càng mãnh liệt, đậm đà bấy nhiêu. Vết thương lòng trong em đã không được hàn gắn, nay lại bị người khác khoét sâu thêm nên Hồng cảm thấy lòng mình thoắt lại, quặn đau. Nếu trước kia em cố làm ra vẻ tỉnh táo thì nay không thể kìm nén được nữa. Em trở về đúng tâm trạng của mình: đau đớn, khi thấy cô nói xấu, xúc xiểm người mẹ mà em hằng tôn quý. Sự đau đớn đó lại càng lên tới cột đỉnh khi Hồng nghe cô nói mẹ mình sắp sinh em bé, và Hồng đã chỉ: “cười dài trong tiếng khóc”. Nhưng Hồng đâu trách mẹ, dù mẹ chưa đoạn tang cha mà đã chữa đẻ với người khác. Chính bởi em cũng hiểu cuộc hôn nhân của cha mẹ hoàn toàn bị ép buộc không có hạnh phúc. Cho nên việc mẹ xây dựng hành phúc với người khác, chẳng qua vì mẹ cố tìm lại thời thanh xuân mà mình đã đánh mất, đã chôn vùi dưới nấm mồ thời gian mà thôi.

   Nhà văn miêu tả rất thành công điệu cười của Hồng: “cười dài trong tiếng khóc”. Cái tiếng cười ấy chứa đựng biết bao hàm ý. Trước hết dó là một tiếng cười chua xót, tủi phận khi không có một gia đình như ai. Sau nữa là tiếng cười căm giận, mỉa mai. Trong cuộc nói chuyện ấy, cuối cùng là hình ảnh bé Hồng với cổ họng nghẹn ứ, khóc không còn ra tiếng. Có lẽ lúc ấy do quá đau đớn nên Hồng mới trở nên yếu đuối, quỵ gục về thể các. Nhưng trong tâm hồn em, tình thương đối với mẹ vẫn là vô biên. Nhà văn viết: giá những cổ tục đã đầy đọc mẹ tôi ấy là một vật như hòn đá, cục thủy tinh hay mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy, nhét vào miệng, nghiến cho kì vụn như cám mới thôi. Phải! Em vẫn còn đủ sức để nghiền nát, để xóa bỏ những gì đã đày đọa mẹ em khổ cực. Chi tiết này chứng tỏ tình cảm của Hồng đối với mẹ thật bao la, vô bờ bến.

   Nếu trong cuộc nói chuyện với bà cô, Hồng đã phải đau đớn, giằng xé bao nhiêu thì nay em lại được đền bù bấy nhiêu. Đó là sự trở về của mẹ Hồng. Bằng những trực giác hết sức tinh tế nhạy bén của mình, thêm vào đó là tình cảm nồng nàn Hồng dành cho mẹ, em đã phát hiện rất chính xác người ngồi trên xe kéo là mẹ mình. Nhưng do quá sung sướng, bất ngờ nên Hồng nghĩ mình đã lầm. Vậy nhưng em vẫn cất tiếng gọi một cách bối rối: “Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!”

   Đến đây, ngay cả người đọc cũng hồi hộp và mừng thầm thay cho em. Nếu ngời đó là mẹ Hồng thì em đã được đền bù thích đáng sau bao ngày sống khốn khổ, bơ vơ. Nhưng nếu em nhầm lẫn thì “khác nào người bộ hành đi giữa sa mạc mênh mông hì bắt gặp ảo ảnh của bóng râm và dòng suối”. May mắn thay đó chính là mẹ. Hình ảnh em hồng hộc chạy theo xe tay, đến nơi thì khóc lên nức nở chứng tỏ em rất nhạy cảm. Em tủi thân lắm nén tiếng khóc nghẹn ngào mới bật ra khi gặp mẹ. Đồng thời đó còn là tiếng khóc sung sướng, vỡ òa ra. Và khi nhà văn nói lên tâm trạng của em: Nhận ra mẹ không còm cõi xơ xác quá như lời cô nói, chúng ta mới vỡ lẽ rằng dù sao Hồng vẫn còn là một đứa trẻ. Em bảo vệ, bênh vực mẹ là thế, nhưng em vẫn chịu ảnh hưởng của lời nói độc địa từ bà cô. Niềm sung sướng choáng ngợp tâm trí nên em có thể quên ngay những lời đồn đại xấu xa về mẹ. Từ những cảm giác đê mê sung sướng của chú bé khi nằm “trong lòng mẹ”, nhà văn nêu lên nhận xét khái quát và đầy xúc động về sự êm dịu vô cùng của người mẹ trên đời: “Phải bé lại và để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”. Lúc nỗi nhớ, niềm thương, nỗi uất ức lâu ngày bị dồn nén, bỗng đột ngột được giải tỏa, bé Hồng òa lên khóc rồi cứ thể nức nở…”Hồng lúc ấy chỉ là một chú bé con, trở về trong lòng người mẹ yêu dấu, rất thơ ngây và trong trắng. Em thực sự phải được hưởng niềm hạnh phúc to lớn lao ấy bởi con người, tâm hồn em đích thực là một vì sao lạc lõng, nhỏ bé nhưng sáng chói giữa bầu trờ bao la.

   Qua toàn bộ tác phẩm, nhất là ở chương IV, chúng ta có thể học tập được rất nhiều đức tính ở bé Hồng. Mặc dầu lớn len trong một hoàn cảnh rất khắc nghiệt nhưng Hồng vẫn đấu tranh cho cuộc sống của mình, đấu tranh cho những gì mà mình thấy là lẽ phải, hợp đạo lí. Chắc chắn sau này hình ảnh cậu bé đáng yêu và đáng thương này mãi ngời sáng trong tâm hồn chúng ta. 

   Qua miêu tả của nhà văn, ta cảm nhận được một thế giới tâm hồn phong phú, đạo làm con ngời sáng của chú bé Nguyên Hồng. Tình mẫu từ trong trái tim cậu bé như viên kim cương tỏa sáng, như ngọn đuốc soi đường cho chú bé, sưởi ấm hai mẹ con, sưởi ấm boa trái tim người đọc trong những đêm tối đâu thương cuối thế kỉ XX, và mãi mãi là bài ca bất hủ về tình mẫu từ thiêng liêng bất diệt!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu

Bài viết hay nhất

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

jun88

Liên hệ telegram @hanievu