/tmp/jveca.jpg
Nội dung bài viết
Bài văn Phân tích nhan đề bài thơ Ánh trăng gồm dàn ý chi tiết, 4 bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 9.
Đề bài: Phân tích nhan đề bài thơ Ánh trăng.
1. Mở bài
– Giới thiệu nhan đề: Tác phẩm “Ánh trăng” của Nguyễn Duy là một bài thơ đặc sắc, bằng tài năng trong ngòi bút và tình cảm thiết tha, dạt dào gửi gắm vào trăng, tác giả đã nâng “ánh trăng” lên thành biểu tượng, trở thành một nhan đề có tính đa nghĩa.
2. Thân bài
– Tính đa nghĩa của nhan đề “Ánh trăng”:
+ Ánh trăng chính là vẻ đẹp vĩnh hằng và bất tử của thiên nhiên
+ Ánh trăng chính là người bạn đồng hành cùng tác giả trong những năm tháng tuổi thơ
+ Trăng còn là người tri kỷ, dõi theo từng bước đường chiến đấu của người chiến sĩ
+ Trăng đại diện cho quá khứ nghĩa tình, bao dung, đẹp đẽ
+ Ánh trăng mang đến cho ta một thông điệp, một bài học về lẽ sống thủy chung, ân tình với quá khứ
3. Kết bài
– Khái quát ý nghĩa nhan đề: Nhan đề tác phẩm luôn là cái thôi thúc người đọc đi sâu vào khám phá, là khía cạnh để khai thác những tầng sâu ý nghĩa của tác phẩm. Nguyễn Duy đã thực sự thành công trong việc đặt nhân để cho bài thơ, tuy bình dị, ngắn gọn nhưng đầy ý vị, sâu xa.
Trong thi ca, vầng trăng được xem là biểu tượng của cái đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên, vũ trụ. Nó là khát vọng tình yêu, hòa bình và cuộc sống trường cửu. Nguyễn Duy đã lấy biểu tượng đẹp đẽ ấy làm nhan đề cho bài thơ là hoàn toàn có dụng ý nghệ thuật đặc sắc, đem đến cho người đọc những cảm xúc mới mẻ, thật đáng trân trọng.
Trước hết, ánh trăng trong bài thơ cùng tên của Nguyên Duy là hình ảnh đẹp. Đó là tất cả những gì gọi là thi vị, gần gũi, hồn nhiên, tươi mát của thiên nhiên. Ánh trăng soi rọi những tháng ngày thơ ấu hồn nhiên, bình dị và khát khao. Ánh trăng ấy theo con người ra chiến trường, soi rọi bước chân hành quân, động viên, an ủi con người vượt qua khó khăn, thử thách quyết chiến, quyết thắng kẻ thù. Trăng là người đồng đội thân thiết, là đồng chí kiên trung của người lính.Chưa bao giờ vầng trăng đòi hỏi con người đáp trả điều gì. Nó chỉ biết cho đi thứ ánh sáng kì diệu và chẳng bao giờ than vãn, đố kỵ hay hờn ghét. Trăng hồn nhiên, vô tư như đất trời, cỏ cây. Bởi những phẩm chất cao quý ấy, con người “ngỡ” rằng “không bao giờ quên” “cái vầng trăng tình nghĩa” ấy. Hơn cả một điều tâm niệm, đó là một lời thề thủy chung của người lính đối với vầng trăng.Nhưng nhan đề “ánh trăng” còn thực sự sâu sắc, ý nghĩa bởi vầng trăng ấy còn là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình – ký ức gắn với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cam go mà hào hùng. Cuộc sống hoà bình với “ánh điện cửa gương”, “phòng buyn-đinh” tiện nghi, thuận lợi đã khiến cho nhà thơ bao lần nhìn ánh trăng như một “người dưng qua đường”. Con người từng một thời chiến đấu, thời ngang dọc trên nhiều chiến trường đã có lúc như lãng quên quá khứ. Để rồi phải đến hôm nay, khi bất ngờ đối diện với vầng trăng, con người nhận ra sự bạc bẽo, vô tâm của mình, lòng tràn đầy ân hận, hối tiếc. Chính thứ ánh sáng dung dị đôn hậu đó của trăng đã chiếu tỏ nhiều kỉ niệm thân thương, đánh thức bao tâm tình vốn tưởng chừng ngủ quên trong góc tối tâm hồn người lính.
Như vậy, vầng trăng với ánh sáng kì diệu của nó tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung, đầy đặn, bao dung, nhân hậu. Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc” mang ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở, là sự trách móc trong lặng im. Chính cái im phăng phắc của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp con người.Ánh trăng lặng lẽ tỏa sáng trong bài thơ hay lặng lẽ như lời nhắc nhở giản dị mà sâu lắng, không được phép lãng quên quá khứ, có những thử thách, những hy sinh, những tổn thất thời đánh Mỹ ác hệ mới có cuộc sống hòa bình ngày hôm nay. Chính những lý do đó, Nguyễn Duy đã lấy hình ảnh này làm nhan đề cho bài thơ là một lựa chọn đúng đắn, hết sức thi vị.“Ánh trăng” là nhan đề bài thơ đồng thời cũng là hình ảnh xuyên suốt bài thơ và là đối tượng để nhà thơ Nguyễn Duy thể hiện những quan niệm, triết lý về cuộc đời. “Ánh trăng” xuất hiện với tư cách là hình ảnh thực, một hiện tượng, biểu tượng của thiên nhiên.Nó gắn liền với cái thi vị, lãng mạn, tươi mát. Trong bài thơ vầng trăng còn là người bạn gắn bó với những kỉ niệm tuổi thơ, đồng thời cũng gợi nhắc con người nhớ đến truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.
Ánh trăng không chỉ là vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu mà nó còn là một thứ ánh sáng diệu kỳ (đối với nhân vật trữ tình trong bài thơ, đó là nghĩa tình đẹp đẽ của quá khứ). Ánh sáng ấy có thể len lỏi vào những nơi khuất lấp trong tâm hồn con người để thức tỉnh họ nhận ra những điều sai trái, hướng con người ta đến với những lẽ sống cao đẹp – lẽ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. Trước hết, ánh trăng là hình tượng trung tâm, xuyên suốt toàn tác phẩm. Trăng trong thơ ca đã không còn là một hình ảnh mới mẻ. Từ xưa cho đến nay, trăng xuất hiện nhiều trong các thi phẩm và mang một dụng ý nghệ thuật khác nhau mà các nhà thơ thể hiện.
Còn trong bài thơ này, ánh trăng, đầu tiên mang ý nghĩa tả thực, đó là trăng của thiên nhiên. Sau đó, nó còn mang ý nghĩa biểu tượng. Ánh trăng ở đây đã trở thành người bạn tri kỷ của những người chiến sĩ trong những năm chiến tranh. Đồng thời qua hình ảnh này, Nguyễn Duy cũng muốn nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị và hiền hậu. Hay đó cũng chính là lời nhắc nhở về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. Nguyễn Duy muốn gửi gắm vào hình ảnh trăng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Tác giả đã nâng “ánh trăng” lên thành biểu tượng chứa đựng nhiều ý nghĩa. Trước hết, ánh trăng đại diện cho vẻ đẹp vĩnh hằng và bất tử của thiên nhiên. Hình ảnh ánh trăng đã vô cùng quen thuộc trong cuộc sống của con người. Tiếp đến, ánh trăng còn là người bạn đồng hành cùng tác giả trong những năm tháng tuổi thơ, khi sống hòa mình với thiên nhiên. Đặc biệt nhất, trăng đã trở thành người bạn tri kỷ, dõi theo từng bước đường chiến đấu của người chiến sĩ, gắn bó trong những năm tháng chiến tranh gian khổ. Cuối cùng trăng là đại diện cho quá khứ nghĩa tình, bao dung, đẹp đẽTrăng là nguồn cảm hứng bất tận của thi nhân xưa. Chúng ta từng bắt gặp ánh trăng sáng soi rọi tình yêu, nỗi nhớ quê hương trong “Tĩnh dạ tứ” của Lí Bạch hay ánh trăng huyền ảo, người bạn tri âm với người tù cộng sản qua bài “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh. Vẫn lựa chọn đề tài ánh trăng ngỡ như đã rất quen thuộc đó, nhà văn Nguyễn Duy đã sáng tạo và làm phong phú hơn cho vẻ đẹp và ý nghĩa của vầng trăng.“Ánh trăng” là nhan đề bài thơ đồng thời cũng là hình ảnh xuyên suốt bài thơ và là đối tượng để nhà thơ Nguyễn Duy thể hiện những quan niệm, triết lý về cuộc đời. “Ánh trăng” xuất hiện với tư cách là hình ảnh thực, một hiện tượng, biểu tượng của thiên nhiên. Nó gắn liền với cái thi vị, lãng mạn, tươi mát.
Ánh trăng chính là người bạn đồng hành cùng tác giả trong những năm tháng tuổi thơ, cùng chung sống như đồng như bể, gần gũi với bao kỉ niệm. Thứ ba, trăng không chỉ là người bạn ngày thơ ấu, mà trong suốt những năm tháng chiến tranh, trăng đã trở thành người bạn tri kỷ, dõi theo từng bước đường chiến đấu của người chiến sĩ. Những năm tháng nơi chiến trận ác liệt ấy, trăng cùng người trải qua bao nhiêu gian khổ. Bởi vậy mà trăng là tri kỉ, vẻ dịu hiền của ánh trăng xua đi những nỗi nhớ, quên đi những đói rét, lo lắng của thực tại hiểm nguy. Trăng thắp lên thứ ánh sáng của lý tưởng của cách mạng, trăng cùng người kể lể tâm tình, cùng người quyết tâm trong hành trình chiến đấu gian khổ của con đường giải phóng dân tộc. Trăng lúc bấy giờ, chiếm giữ một vị trí đặc biệt trong lòng người, thật ngỡ sẽ chẳng thể nào quên được. Thứ tư, trăng là chứng nhân của quá khứ nghĩa tình, là lời nhắc nhở cho những kẻ vô tình quên đi người bạn năm nào đấy. Khi đất nước hoà bình, vật chất được đầy đủ tiện nghi hơn thì còn người dường như lại quên đi những đẹp đẽ, những tháng năm hào hùng đã trải qua, quên đi vầng trăng xưa vốn là bạn cũ, người thương. Để rồi, khi ánh trăng tròn xuất hiện trong một ngày mất điện, tác giả mới chợt nhận ra bản thân mình đã ích kỉ biết nhường nào, trăng vẫn đấy thôi, vẫn luôn dõi theo người, ánh trăng hiền dịu ấy đã bao dung thứ tha mọi lỗi làm cho con người. Chỉ có lòng người lúc này là cảm giác ăn năn trong trái tim mình mà thôi. Cuối cùng, ánh trăng mang đến cho ta một thông điệp, về lối sống thủy chung, ân tình với quá khứ. Dù hiện tại có đủ đầy, đẹp đẽ nhường nào đi chăng nữa thì cũng không được quên lãng với những gì cùng quá khứ trải qua, với những ân tình xưa cũ. Đạo lý “uống nước nhớ nguồn” mãi sáng soi và tỏa rạng như ánh trăng kia.
Ánh trăng” chính là linh hồn của toàn bài thơ. Nó không chỉ là người bạn tri kỷ của người lính vô tình mà còn là chiếc gương soi mặt trái của một con người. Ánh trăng luôn luôn tròn đầy, luôn luôn dõi theo từng bước đường đời của con người mà con người lại nỡ lòng quên đi ánh trăng tình nghĩa. Ánh trăng còn là quê hương gần gũi, vị tha, sẵn sàng tha thứ lỗi lầm một khi con người biết ăn năn, nhìn nhận ra lỗi lầm của mình.Ánh trăng thế đấy, vì vậy bất cứ nhà thơ nào mà chẳng yêu trăng. Trăng là cánh chim chắp cánh cho những hồn thơ bay bổng. Chúng ta đã từng biết đến vầng trăng nhớ cố hương của tiên thi Lý Bạch, từng rung cảm trước vẻ đẹp của ánh trăng – người bạn tri âm với người tù cộng sản Hồ Chí Minh (“Vọng nguyệt” – “Nhật kí trong tù”). Và với bài thơ “Ánh trăng”, Nguyễn Duy đã làm phong phú và giàu có thêm vẽ đẹp cũng như ý nghĩa của vầng trăng đã quen thuộc từ ngàn đời.Trước hết, “ánh trăng” của Nguyễn Duy là hình ảnh đẹp của thiên nhiên với tất cả những gì là thi vị, gần gũi, hồn nhiên, tươi mát. Trong hai khổ thơ đầu, vầng trăng hiện ra trong không gian của ruộng đồng, sông biển, núi rừng. Đó là vầng trăng của “hồi nhỏ sống với đồng”. Ánh trăng gắn với tuổi ấu thơ của tác giả. Vầng trăng ấy hồn nhiên như cuộc sống, như đất trời.
Nhưng nếu chỉ có vậy, ánh trăng của Nguyễn Duy sẽ lẫn với vô vàn ánh trăng khác trong thơ ca hiện đại. Cũng giống như trăng của người bạn tù, vầng trăng của Nguyễn Duy đã thành “tri kỉ” – người bạn tình nghĩa. Ánh trăng thời chiến như chia sẻ những thử thách của chiến tranh, như cùng nhà thơ và đồng đội trải qua những kỉ niệm của thời “ở rừng”. Vầng trăng tri kỉ, vầng trăng tình nghĩa ấy: dấu ấn của một thời gian khó: “ngỡ không bao giờ quên”.Nhan đề “ánh trăng” còn thực sự sâu sắc, ý nghĩa bởi vầng trăng ấy còn là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình – ký ức gắn với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước cam go mà hào hùng. Cuộc sống hoà bình “ánh điện cửa gương, buyn-đinh” đã khiến cho nhà thơ nhìn ánh trăng như một “người dưng qua đường”. Con người từng một thời chiến đấu, từng ngang dọc trên nhiều chiến trường đã có lúc như lãng quên quá khứ. Nhưng rồi thình lình đèn điện tắt, thì “đột ngột vầng trăng tròn” xuất hiện. Vầng trăng ấy đã đánh thức kí ức của tác giả, của thế hệ trẻ Việt Nam trong những ngày đánh Mỹ. Bài thơ nêu lên vấn đề của mọi người, mọi thời, đó là lời tự nhắc nhở, thấm thía về thái độ tình cảm đối với quá khứ gian lao, với thiên nhiên đất nước bình dị, hiện hậu đối với người đã khuất và đối với chính mình.
Trong thi ca, vầng trăng được xem là biểu tượng của cái đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên, vũ trụ, là khát vọng tình yêu, hòa bình và cuộc sống trường cửu. Nguyễn Duy đã lấy biểu tượng đẹp đẽ ấy làm nhan đề cho bài thơ là hoàn toàn có dụng ý nghệ thuật đặc sắc, đem đến cho người đọc những cảm xúc mới mẻ, thật đáng trân trọng.Trước hết, ánh trăng trong bài thơ cùng tên của Nguyên Duy là hình ảnh đẹp. Đó là tất cả những gì gọi là thi vị, gần gũi, hồn nhiên, tươi mát của thiên nhiên, vũ trụ. Ánh trăng soi rọi những thánh ngày thơ ấu hồn nhiên, bình dị, đầy mơ mộng và khát khao. Ánh trăng ấy theo con người ra chiến trường, soi rọi bước chân hành quân, động viên, an ủi con người vượt qua khó khăn, thử thách quyết chiến, quyết thắng kẻ thù. Trăng là người đồng đội thân thiết, là đồng chí kiên trung của người lính.
Chưa bao giờ vầng trăng đòi hỏi con người đáp trả điều gì. Nó chỉ biết cho đi thứ ánh sáng kì diệu và chẳng bao giờ than vãn, đố kỵ hay hờn ghét. Trăng hồn nhiên, vô tư như đất trời, cỏ cây. Bởi những phẩm chất cao quý ấy, con người “ngỡ” rằng “không bao giờ quên” “cái vầng trăng tình nghĩa” ấy. Hơn cả một điều tâm niệm, đó là một lời thề thủy chung của người lính đối với vầng trăng. Nhưng nhan đề “ánh trăng” còn thực sự sâu sắc, ý nghĩa bởi vầng trăng ấy còn là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình – ký ức gắn vói cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cam go mà hào hùng. Cuộc sống hoà bình với “ánh điện của gương”, “phòng buyn-đinh” tiện nghi, thuận lợi đã khiến cho nhà thơ bao lần nhìn ánh trăng như một “người dưng qua đường”. Con người từng một thời chiến đấu, từng ngang dọc trên nhiều chiến trường đã có lúc như lãng quên quá khứ. Để đến hôm nay, khi bất ngờ đối diện với vầng trăng, con người nhận ra sự bạc bẽo, vô tâm của mình, lòng tràn đầy ân hận, hối tiếc. Chính thứ ánh sáng dung dị đôn hậu đó của trăng đã chiếu tỏ nhiều kỉ niệm thân thương, đánh thức bao tâm tình vốn tưởng chừng ngủ quên trong góc tối tâm hồn người lính. Chất thơ mộc mạc chân thành như vầng trăng hiền hòa, ngôn ngữ hàm súc, giàu tính biểu cảm như “có cái gì rưng rưng”,đoạn thơ đã đánh động tình cảm nơi người đọc. Cuộc sống yên vui dễ khiến con người ta quên đi những năm tháng gian khổ, quên đi quần chúng cách mạng đã phải đổ xương máu để làm nên chiến thắng, quên đi những miếng cơm, manh áo đã giúp đỡ ta trong những ngày đói rét chiến tranh và quên cả ánh trăng tròn vành ngày đêm soi sáng. Chọn cái thời điểm con người ta dễ quên ấy, Nguyễn Duy đã viết bài thơ này với nhan đề là “Ánh trăng” như một lời nhắn nhủ sâu sắc về truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Ánh trăng không chỉ là vẻ đẹp thiên nhiên đất nước bình dị mà nó còn là một thứ ánh sáng diệu kì, ánh sáng ấy có thể len lỏi vào trong những góc khuất tối tăm nhất của tâm hồn con người và thức tỉnh họ nhận ra những điều sai trái, sửa chữa để hướng tới những giá trị sống cao đẹp – lẽ sống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đối với chủ thể trữ tình trong bài thơ, đó còn là tình nghĩa son sắt thủy chung của quá khứ. Ánh trăng vẫn cứ đứng im ở đấy, chờ đợi con người, dù người ta có quên nhưng trăng vẫn nhớ, trăng vẫn ở đó, không bao giờ quên. Đây là một nhan đề thấm đẫm giá trị nhân văn và hướng về nguồn cội, “ánh trăng” là một hình tượng nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa sâu sắc trong tác phẩm. Và đó cũng là ý nghĩa của bài thơ được Nguyễn Duy gửi gắm trong nhan đề thơ “Ánh trăng”.
Như vậy, Vầng trăng với ánh sáng kì diệu của nó tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung, đầy đặn, bao dung, nhân hậu. Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc” mang ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở, là sự trách móc trong lặng im. Chính cái im phăng phắc của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp con người.Ánh trăng lặng lẽ toả sáng trong bài thơ hay lặng lẽ như lời nhắc nhở giản dị mà sâu lắng, không được phép lãng quên quá khứ, có những thử thách, những hy sinh, những tôn thất thời đánh Mỹ ác hệt mói có cuộc sống hòa bình ngày hôm nay. Chính những lí do đó, Nguyễn Duy đã lấy hình ảnh này làm nhan đề cho bài thơ là một lựa chọn đúng đắn, hết sức thi vị.