/tmp/dkldp.jpg
Nội dung bài viết
Bài văn Phân tích bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát gồm dàn ý chi tiết, 3 bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 11.
Đề bài: Phân tích bài thơ “Bài ca ngắn đi trên cát” của Cao Bá Quát.
“Văn như Siêu Quát vô tiền Hán
Thi Đáo Tùng tuy thất Thịnh Đường”
Câu thơ nhắc đến Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát thơ văn của hai ông rất hay nên người đời ca ngợi, tôn sùng là “Thần Siêu thánh Quát”. Thơ văn của thi sĩ họ Cao bộc lộ thái độ phê phán triều đình phong kiến bảo thủ, trì trệ và chứa đựng những tư tưởng khai sáng, phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX. “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” là một trong những sáng tác thể hiện tâm tư, tình cảm của tác giả trước thực tế xã hội đó.
Bài thơ “Sa hành đoản ca” được viết theo thể loại thơ cổ thể, thể loại văn học của Trung Quốc du nhập vào Việt Nam. Có thể kể đến các tác phẩm nổi tiếng khác cũng được viết theo thể loại cổ này như “Phóng cuồng ca” của Trần Tung, “Côn Sơn ca” của Nguyễn Trãi hay “Long thành cầm giả ca” của Nguyễn Du.
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ khi Cao Bá Quát đỗ cử nhân năm 1831 tại trường thi Hà Nội. Sau đó nhiều lần ông vào kinh đô Huế đi thi nhưng không đỗ. “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” có thể được hình thành trong những lần Cao Bá Quát đi thi hội ấy, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng như Quảng Bình, Quảng Trị. Nhưng lại có ý kiến của giáo sư Vũ Khiêm cho rằng bài thơ này được sáng tác khi họ Cao làm quan cho nhà Nguyễn và bắt đầu cảm thấy chán nản, bế tắc. Dù là sáng tác trong hoàn cảnh nào thì ta cũng thấy hiện lên trong bài thơ là hình ảnh của một con người chán chường, thất vọng, không tìm ra lối thoát trong cuộc đời.
Nổi lên trên bài ca ngắn là hình ảnh bãi cát dài tiếp nối tiếp “Bãi cát dài lại bãi cát dài”. Bãi cát là hình ảnh thực là con đường dài rộng mênh mông, không xác định được phương hướng. Nó cũng là một hình ảnh mang ý nghĩa biểu trưng đó là con đường đời, con đường công danh mịt mờ, xa hút. Con đường này bắt buộc những người muốn tìm thấy chân lí đích thực của cuộc đời phải trải qua biết bao gian nan, cực khổ.
Hình ảnh con người hiện lên với những bước đi thật vất vả, mệt mỏi.
“Đi một bước như lùi một bước
Mặt trời đã lặn chưa dừng được
Lữ khách trên đường nước mắt rơi”
Con người thật cô đơn, nhỏ bé giữa không gian bao la, rộng lớn như lạc lõng không xác định được hướng đi giữa miền cát sa mạc với những bước trầy bước trật khó khăn, nặng nề đi mà như vẫn giậm chân tại chỗ “Đi một bước như lùi một bước”. Tuy nhiên đôi chân bước đi không ngừng nghỉ, đi trong đau khổ và tủi hờn “nước mắt rơi” nhưng cứ đi mãi mà chẳng biết điểm dừng. Con người trong cuộc hành trình này cũng mang tính biểu trưng. Một con người cô đơn, cô độc đi tìm cho mình chân lí, mục đích đích thực giữa cuộc đời mờ mịt, không xác định. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng đến “những con chim ưng”, “con chim báo bão” hay “Trái tim Đan-kô” trong sáng tác của M. Goocki.
Bãi cát dài bất tận và con người cơ cực bước đi trên con đường, đó cũng chính là con đường công danh mà người trí sĩ đương thời dấn thân vào. Con đường hoạn lộ ấy khiến cho nhà thơ lận đận nhiều lần bị đánh tụt hạng, đánh trượt trong các khoa thi nhưng cũng chỉ đành chấp nhận mà cất lên ai oán:
“Không học được ông tiên phép ngủ
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!
Xưa nay phường danh lợi
Tất tả trên đường đời.
Đầu hơi men thơm quán rượu
Người say vô số tỉnh bao người?”
Hai câu đầu tác giả tự oán tự trách mình tại sao lại phải vì danh lợi mà phải để mình “Trèo non, lội suối, giận khôn vơi”. Bốn câu sau nói về “phường danh lợi” với những con người “tất tả”, bon chen, tranh giành một bức tranh hiện thực xã hội hiện ra trước mắt. Thật sắc sảo trong cách nhìn và tỉnh táo trong cách phán xét, nhà thơ chua xót nhận ra “người say vô số tỉnh bao người” thì ra danh lợi cũng giống như một thứ rượu ngon khiến cho người ta say ngây ngất, khiến cho bao người theo đuổi. Câu hỏi ẩn dụ như vừa để hỏi cũng vừa để trả lời với sự khẳng định “người say vô số” con người mấy ai có thể thoát ra khỏi vòng danh lợi, những cám dỗ vật chất.
Hình ảnh bãi cát dài một lần nữa được hiện lên qua câu thơ “Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!” theo phép “tiền hậu tương ứng” như gợi lện những băn khoăn, trăn trở trong lòng thi sĩ, những câu hỏi liên tiếp được đặt ra:
“Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt
Đường ghê sợ còn nhiều đâu ít
Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”
Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng
Phía nam núi Nam, sông dào dạt”.
Nhà thơ tự hỏi lòng mình “tính sao đây” nên đi tiếp hay dừng lại. Nếu đi tiếp có thể ông cũng trở một trong những “người say vô số” nhưng đi tiếp cũng chẳng biết nên đi thế nào bởi “đường bằng mờ mịt”, “đường ghê sợ còn nhiều”. Sự bế tắc, nỗi tuyệt vọng đã che khuất cả bóng người đi trên bãi cát dài. Lữ khách lúc này chỉ còn biết cất lên khúc hát “đường cùng” mà quyết định “Anh đứng làm chi trên bãi cát?”. Hình ảnh “núi muôn trùng” và “sóng dào dạt” tượng trưng cho những khó khăn, chông gai phía trước. Tư tưởng và nhân cách cao rộng của Cao Bá Quát là ở đây, tác giả hiểu được sự vô nghĩa của con đường công danh. Ông nhận ra những chân lí, lí tưởng mà bấy lâu nay ông dấn thân ông theo đuổi trở nên vô ích. Ông coi thường danh lợi, ông khinh miệt những kẻ say mà không biết tỉnh. Một đời ông muốn cống hiến tài năng của mình cho đất nước nhưng ông đã nhận ra rằng con đường làm quan để gúp đời không hề dễ như ông tưởng. GS Thanh Lãng nhận xét: “Tư tưởng độc lập của Cao Bá Quát khác với cái chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ. Ông Trứ lập nghiệp là để giúp vua, để chu toàn quân thần; còn ông Quát mang cái mộng thay đổi thời cuộc và chuyển vần số mệnh” chính vì vậy cuối cùng người trí sĩ yêu nước ấy chọn cho mình con đường quay về, sau này ông cùng với các sĩ phu yêu nước tổ chức nổi dậy khởi nghĩa tại Mỹ Lương thuộc vùng Sơn Tây chống lại triều đình và đã hi sinh.
“Bài ca ngắn đi trên bãi cát” với những tâm tư, tình cảm của tác giả được thể hiện một cách đa chiều. Có khi được miêu tả như một khách thể, khi lại là người đối thoại, chủ thể khi ẩn khi hiện để biểu lộ những tâm trạng, trạng thái cảm xúc khác nhau trước những hoàn cảnh khác nhau với những câu thơ dài ngắn linh hoạt. Cách gieo vần có cả vần bằng và vần trắc, giọng điệu và nhịp thơ cũng rất phong phú tạo điều kiện bộc lộ cho những suy tư, trăn trở của tác giả.
Bài thơ đã thể hiện được con người cá nhân của ông Quát trước bối cảnh thời đại. Ông luôn chán ghét tực tại xã hội phong kiến bon chen danh lợi và luôn mang trong mình một niềm khao khát thay đổi cuộc sống. “Cao Bá Quát là một nhà thơ rất có bản lĩnh. Từ những tác phẩm đầu tiên đã thấy lòng tin của nhà thơ vào ý chí và tài năng của mình. Ông sống nghèo, nhưng
Cao Bá Quát là người học rộng, tài cao, bản lĩnh, ông được người đời mệnh danh là Thánh Quát (Thần Siêu, Thánh Quát). Thơ văn của ông bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ, và mong muốn đổi mới xã hội. Tác phẩm Bài ca ngắn đi trên bãi cát là một trong những sáng tác thể hiện tâm trạng của ông trước thực trạng xã hội đương thời.
Bài ca ngắn đi trên bãi cát có thể được hình thành trong những lần Cao Bá Quát đi thi hội, phải đi qua những sa mạc đầy năng gió, bởi vậy ông đã viết bài thơ này. Mượn hình ảnh những người đi trên bãi cát để hình dung con đường mưu cầu danh lợi đáng ghét mà ông buộc phải theo đuổi.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh những bãi cát dài nối tiếp nhau:
Bãi cát dài lại bãi cát dài
Đi một bước như lùi một bước
Từ “bãi cát” được lặp lại hai lần, kết hợp với từ “lại” gợi ra trước mắt người đọc không gian hoang vu, tít tắp không có điểm dừng. Không gian ấy rộng lớn, như nuốt chửng người bộ hành cô đơn giữa sa mạc. Bãi cát ấy bị bao quanh bởi “Bắc sơn chi bắc sơn vạn điệp/ Nam sơn chi nam ba vạn cấp” con đường đó bị bao quanh bởi núi muôn trùng, sóng muôn đợt, đó là con đường tù túng, không lối thoát. Hành trình càng trở nên khó khăn vất vả hơn khi tiến một bước lại như lùi một bước. “Mặt trời đã lặn chưa dừng được” bởi hành trình đó quá xa xôi, quá nhiều thử thách khiến cho người bộ hành không dám dừng chân lấy một phút dù cả khi mặt trời đã xuống núi, muôn loài đã vào trạng thái nghỉ ngơi.
Trong hành trình đầy cực khổ, vất vả lại không thể nhìn thấy đích tới, tất yếu tâm trạng của người bộ hành sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, bải hoải:
Lữ khách trên đường nước mắt
Hình ảnh người lữ khách trên đường tủi cực, chán nản cũng chính là hình ảnh của tác giả và các trí thức đương thời trước thực tại xã hội đầy nhiễu nhương, rối ren lúc bấy giờ. Bởi vậy mà con đường theo đuổi công danh, hoạn lộ cũng gặp nhiều trắc trở, khó khăn hơn.
Để từ đó Cao Bá Quát có những nhận thức về việc theo đuổi công danh:
Xưa nay, phường danh lợi
Tất tả trên đường đời.
Đầu quán hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số, tỉnh bao người?
Ông đồng nhất công danh với danh lợi, cách đồng nhất như vậy cho thấy thái độ mỉa mai, coi thường theo quan điểm của một nhà nho chân chính. Công danh vốn là cái nợ mà người làm trai phải trả đối với non sông, đất nước: “Đã làm trai ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông”. Nhưng thực trạng xã hội đương thời nhiễu loạn, rối ren thì chí làm trai đó đâu có cơ hội để thực hiện, mộng công danh của những người quân tử bị vùi lấp, phường danh lợi đua chen tất tả, thắng thế. Đây cũng chính là nỗi đau của biết bao thế hệ nho sĩ trong thời buổi đất nước loạn lạc. Nhưng không ít người bị hơi men công danh làm cho chếnh choáng, không tỉnh táo, không ý thức được những việc mình đang làm. Câu hỏi tu từ “tỉnh bao người” vừa bộc lộ thái độ phê phán, vừa thể hiện sự đau xót của người trí thức chân chính trước thực trạng đau lòng của xã hội đương thời. Qua bốn câu thơ Cao Bá Quát bộc lộ thái độ coi thường vơi những người theo đuổi con đường công danh vô nghĩa và bản thân những kẻ mê muội đang miệt mài ngày đêm đi trên con đường đó.
Trước thực trạng đó, Cao Bá Quát cũng băn khoăn lựa chọn: “Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt/ Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?”. Và để sau đó ông đã đưa ra lựa chọn dứt khoát:
Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,
Phía bắc núi Bắc muôn trùng,
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.
Anh đứng làm chi lên bãi cát?
Tác giả một lần nữa nhận định về con đường công danh: con đường đó đầy chông gai, nguy hiểm, đường phẳng thì mờ mịt, không thấy lối, chỉ có bước đường ghê sợ chông gai thì nhiều. Đó còn là con đường bế tắc, không hi vọng “núi muôn trùng” “sóng muôn đợt” bủa vây lấy người nho sĩ. Bởi vậy “Anh còn đứng làm chi trên bãi cát” là thái độ dứt khoát của tác giả từ bỏ theo đuổi con đường hoạn lộ công danh vô nghĩa.
Hình ảnh thơ giàu ý nghĩa biểu tượng, bãi cát vừa mang ý nghĩa tả thực vừa biểu tượng cho con đường công danh nhiều gian nan, đua tranh vô nghĩa. Nhịp điệu bài thơ thay đổi linh hoạt diễn tả những trắc trở khi đi trên bãi cát và con đường công danh. Sử dụng nhiều câu hỏi tu từ thể hiện sự thức tỉnh của người trí sĩ khi nhận ra sự vô nghĩa của con đường công danh đương thời.
Bằng hình ảnh bãi cát giàu ý nghĩa biểu trưng, tác phẩm đã khắc họa rõ nét hình ảnh người trí thức đương thời vừa cô độc, nhỏ bé, bi phẫn vừa kiên quyết khi từ bỏ con đường công danh. Từ đó bài thơ phản ánh thực trạng xã hội thối nát, đầy nguy hiểm với người trí thức tài hoa .
Cao Bá Quát (1808 — 1855) là nhà thơ lỗi lạc của nước ta trong thế kỉ 19. Ông để lại trên một nghìn bài thơ chữ Hán và chữ Nôm; bài phú “Tài tử đa cùng phú” và bài thơ chữ Hán “Sa hành đoản ca” được nhiều người ca ngợi.
“Sa hành đoản ca” nghĩa là bài ca ngắn đi trên bãi cát nói lên bi kịch của kẻ sĩ trên bước đường công danh.
Bãi cát dài và con đường cùng trong “Sa hành đoản ca” được miêu tả đầy ám ảnh. Bãi cát dài được nhắc đi nhắc lại năm lần trong bài thơ. Con đường được nói tới là “đường cùng”: “Bước đường bằng phẳng thì mờ mịt, bước đường ghê sợ thì nhiều”.
Hình ảnh bãi cát dài và con đường cùng lại được miêu tả trong khoảnh khắc thời gian ngày tàn khi “mặt trời lặn”. Con đường cùng không chỉ “mờ mịt” và “ghê sợ” mà còn bị chặn lối, bị bủa vây:
“Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam, sóng muôn đợt”.
Các hình ảnh ấy tượng trưng cho đường đời, con đường danh lợi nhiều gian nan, nguy hiểm.
Hình ảnh người đi đường trong bài thơ được khắc hoạ qua nhiều chi tiết chọn lọc. Bước đi thất thểu khó nhọc “Đi một bước như lùi một bước”. Nước mắt “lã chã rơi” vì tự thương mình. Khách đi đường vừa khó nhọc đi trên bãi cát mờ mịt vừa suy ngẫm. Lúc thì ước ao được “phép ngủ kĩ” của ông tiên. Lúc thì nghĩ về “hạng người danh lợi” đang tất tả ngược xuôi; và cảm thấy “người tỉnh thường ít mà người say vô số!”. Lúc thì than, hát khúc “đường cùng”; để rồi tự vấn lương tâm, tự trách mình: “Anh còn đứng làm chi trên bãi cát?”.
Qua hình ảnh người đi đường, nhà thơ giãi bày tâm sự bế tắc và chán ngán trên con đường công danh, con đường danh lợi. Tác giả tự trách, tự thương mình.
Nhân vật trữ tình trong”Sa hành đoản ca” lúc là “khách” (khách tử), lúc là “anh” (quân), lúc lại xưng là “ta” (ngã). Đó là sự hoá thân giữa khách thể và chủ thể trữ tình, để vừa tạo nên sự phong phú, uyển chuyển về giọng điệu, vừa để bộc lộ tâm sự, nói lên những suy ngẫm về hạng người danh lợi và con đường danh lợi xưa nay. Giọng thơ trở nên tâm tình, thổ lộ rất thấm thìa. Các câu hỏi tu từ trong bài thơ tạo nên bao ám ảnh và suy ngẫm mang tính triết lí sâu sắc:
Bãi cát dài, bãi cát dài, biết tính sao đây?
Anh còn đứng làm chi trên bãi cát?
Bài “Sa hành đoản ca” cho ta thấy một phần nào con người và nhân cách của Cao Bá Quát. Là một bậc tài danh nhưng sinh bất phùng thời, không được trọng dụng, đã nếm trải nhiều cay đắng trên con đường công danh.
Cao Bá Quát muốn nhắn gửi hạng người danh lợi đang tất tả ngược xuôi bài học nhiều nước mắt mà ông đã trải qua và cảm nhận.