/tmp/uzlvy.jpg
Nội dung bài viết
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Ông lão đánh cá và con cá vàng Ngữ văn lớp 6, bài học tác giả – tác phẩm Ông lão đánh cá và con cá vàng trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
Tóm tắt truyện: Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lãi đánh cá sống nghèo khổ trên bờ biển. Chồng đi thả lưới, vợ ở nhà kéo sợi kiếm sống. Một hôm, người đi ra biển đánh cá thì lần thứ nhất kéo lưới chỉ thấy bùn, lần thứ hai kéo lên được cây rong, lần thứ ba thì bắt được con cá vàng. Con cá vang xin và hứa sẽ trả ơn ông lão nhưng ông lão không cần gì cả. Về đến nhà, lão kể chuyện cho mụ vợ nghe, bà vợ liền mắng và muốn ông xin con cá chiếc miếng lợn mới. Con cá thực hiên được. Lần thứ hai, mụ vợ lại quát to và bắt ông lão ra biển đòi cá vàng cái nhà rộng. Lần thứ ba, mụ vợ bắt ông đòi con cá làm cho mụ trở thành nhất phẩm phu nhân. Lần thứ tư, mụ vợ nổi trận lôi đình và đòi cá muốn mụ trở thành nữ hoàng. Lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương và bắt cá vàng hầu hạ mụ. Lần này thì con cá không nói gì với ông lão mà quẫy đuôi lặn sâu dưới đáy biển. Ông lão trở về thì thấy mụ vợ đang ngôi trước cái máng lợn sứt mẻ.
1. Tác giả: A – lếch – xan- đrơ Xéc – ghê- ê – vích Pu – skin (1799-1837)
– Đại thi hào Nga – kể lại bằng 205 câu thơ trên cơ sở truyện dân gian Nha, Đức
2. Thể loại: Truyện cổ tích
3. Bố cục: 3 phần:
– Phần 1: Từ đầu đến “Vợ ở nhà kéo sợi: Giới thiệu về hai vợ chồng ông lão đánh cá
– Phần 2: Tiếp theo đến “ làm theo ý muốn của mụ” : Sự đền ơn của cá vàng và lòng tham của mụ vợ
– Phần 3: Phần còn lại: Sự trừng trị của cá vàng.
4. Giá trị nội dung
– Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc
5. Giá trị nghệ thuật
– Truyện sử dụng những biện pháp nghệ thuật rất tiêu biểu của truyện cổ tích:
+ Sự lặp lại tăng tiến của các tình huống cốt truyện.
+ Sự đối lập giữa các nhân vật.
+ Sự xuất hiện các yếu tố tưởng tượng, hoang đường.
1. Giới thiệu về hai vợ chồng ông lão đánh cá.
– Có hai vợ chồng ông lão đánh cá sống với nhau bên túp lều nát bên bờ biển
– Chồng hàng ngày đi thả lưới, vợ ở nhà kéo sợi.
=> Cuộc sống nghèo khổ những rất bình yên của hai vợ chồng ông lão.
2. Sự đền ơn của cá vàng và lòng tham của mụ vợ
– Ông lão đi kéo lưới. Lần thứ nhất kéo lên chỉ thấy bùn. Lần thứ hai kéo lên chỉ thấy cây rong biển. Lần thứ ba bắt lên được một con cá vàng
+ Con cá vàng van xin hứa sẽ đền ơn
+ Ông lão thả con cá vàng đi mà không đòi hỏi gì.
=> Ông lão rất tốt bụng, hiền lành, không tham lam
– Mụ vợ biết chuyện, đòi hỏi ngày càng quá quắt
+ Lần 1: đòi máng lợn mới
+ Lần 2: đòi một cái nhà rộng
+ Lần 3: đòi muốn làm nhất phẩm phu nhân.
+ Lần 4: đòi làm nữ hoàng
+ Lần 5: muốn làm Long Vương và bắt con cá hầu hạ và làm theo ý muốn của mụ.
=> Những đòi hỏi của mụ vợ từ vật chất đến của cải, danh vọng và quyền lực. Cuối cùng là một địa vị đầy quyền uy, quyền phép vô hạn.
– Thái độ của mụ với chồng cũng thay đổi
+ Lần 1: Mụ mắng chồng “ Đồ ngốc”
+ Lần 2: Mụ quát to hơn “ Đô ngu!”
+ Lần 3: Mụ mắng như tát nước vào mặt “ Đồ ngu, ngốc sao mà ngốc thế”
+ Lần 4: Mụ giận dữ, nổi trận lôi đình tát vào mắt ông lão.
+ Lần 5: Mụ lại nổi cơn thỉnh nộ, sau người đi bắt ông lão đến.
– Cá vàng luôn làm theo ý muốn của mụ nhưng đến lần thứ năm mụ đòi làm Long Vương và muốn con cá hầu hạ mụ làm theo ý muốn của mụ thì lần này con cá không nói gì mà lặn sâu xuống đáy biển.
– Thái độ của biển cả đối với những đòi hỏi của mụ: Từ biển gợn sóng êm ả, biển xanh đã nổi sóng, biển xanh nổi sóng dữ dội, đến nổi sóng mù mit, cuối cùng là một cơn dông tố kinh hoàng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.
=> Thái độ của biển cả cũng chính là thái độ, phản ứng của nhân dân, của đất trời trước sự tham lam của mụ vợ.
3. Sự trừng trị của cá vàng
– Ông lão trở về thấy vợ đang ngồi bên cái máng lợn sứt mẻ. Tất cả những đòi hỏi kia đã biến mất.
=> Cuộc sống của hai vợ chồng trở lại như ban đầu. Đây cũng là sự trừng trị đối với kẻ tham lam.