/tmp/stdug.jpg
Nội dung bài viết
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Nước Đại Việt ta Ngữ văn lớp 8, bài học tác giả – tác phẩm Nước Đại Việt ta trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiếu đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Việc xưa xét
Chứng cớ còn ghi.
Nguyễn Trãi
1. Tác giả
– Nguyễn Trãi (1380 -1442) hiệu là Ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh,
– Quê quán: làng Nhị Khê, huyện Thường Phúc nay là huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (cũ)
– Ông là nhà yêu nước anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
– Thơ ông mang nhiều tư tưởng yêu nước, thể hiện những triết lí sâu sắc, tinh tế lãng mạn, sáng tạo và thanh khiết.
2. Tác phẩm
a, Hoàn cảnh sáng tác:
– Bài Cáo được viết vào đầu xuân năm 1428, sau khi quân ta đại thắng, diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của quân Minh xâm lược. Buộc Vương Thông phải giảng hòa, rút quân về nước.
– Văn bản được trích từ phần đầu của “Bình Ngô Đại Cáo”.
b, Bố cục : 3 phần
– Phần 1: 2 câu đầu: Nguyên lí nhân nghĩa
– Phần 2: 8 câu tiếp: Chân lí chủ quyền, độc lập dân tộc Đại Việt
– Phần 3: Còn lại: Sức mạnh của nhân nghĩa, của độc lập dân tộc
c. PTBĐ: nghị luận
d, Thể loại: Cáo – là thể văn được vua chúa, thủ lĩnh soạn thảo để trình bày chủ chương hay công bố kết qủa sự nghiệp
e, Ý nghĩa nhan đề: Bình Ngô Đại Cáo là tuyên bố về sự nghiệp dẹp giặc Ngô đã xong.
f, Giá trị nội dung: Nước Đại Việt ta là áng thiên cổ hùng văn thể hiện niền tự hào, ý chí tự chủ của dân tộc, có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập.
g, Giá trị nghệ thuật:
– Áng văn chính luận với lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn.
– Lời lẽ đanh thép, lí luân sắc bén, rõ ràng, dứt khoát
– Lời văn biền ngẫu nhịp nhàng
– Sử dụng biện pháp liệt kê, so sánh.
1. Nguyên lí nhân nghĩa.
– Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa:
+ yên dân – làm cho dân sống yên ổn
+ trừ bạo – diệt mọi thế lực bạo tàn để giữ yên cuộc sống cho nhân dân
→ Nhân nghĩa là lo cho dân, vì dân, là yêu nước, chống xâm lược
→ Hai câu mở đầu như một khẩu hiệu, thể hiện tầm cao tư tưởng của Nguyễn Trãi.
2. Chân lí chủ quyền, độc lập dân tộc.
– Quyền độc lập:
+ Nền văn hiến lâu đời
+ Lãnh thổ riêng
+ Phong tục riêng
+ Lịch sử riêng
+ Chế độ, chủ quyền riêng
+ Có nhân tài
– Nghệ thuật:
+ Sử dụng lối văn biền ngẫu
+ Biện pháp liệt kê, so sánh, đối lập
→ Khẳng định nước Đại Việt ta là một quốc gia độc lập chủ quyền, sự tồn tại của nước ta là một điều hiển nhiên, như một chân lí khách quan, sánh ngang Trung Quốc về mọi mặt.
3. Sức mạnh của nhân nghĩa của độc lập dân tộc.
– Những chiến thắng của ta và thất bại của kẻ thù
+ Lưu Cung tham công → thất bại
+ Triệu Tiết thích lớn → tiêu vong
+ Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
+ Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
– Nghệ thuật:
+ Sử dụng câu văn biền ngẫu
+ Lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ đanh thép
+ Sử dụng biện pháp liệt kê
→ Khẳng định sức mạnh của chính nghĩa, của độc lập, chủ quyền và lòng tự hào dân tộc: cuộc chiến tranh chính nghĩa sẽ chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.