/tmp/sqdbb.jpg
Nội dung bài viết
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người Ngữ văn lớp 7, bài học tác giả – tác phẩm Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người thường gợi nhiều hơn tả, dùng những danh từ thiên nhiên, nét đặc sắc cảnh trí đất nước để thể hiện tình yêu, lòng tự hào về quê hương, đất nước, con người.
1. Giá trị nội dung
Những câu hát thể hiện tình yêu quê hương, đất nước con người nhằm bồi đắp thêm tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào của mỗi người với quê hương
2. Giá trị nghệ thuật
– Giọng điệu tha thiết, tự hào
– Cấu tứ đa dạng, độc đáo, kết cấu lời hỏi đáp, chào mời…
– Thể lục bát và lục bát biến thể được sử dụng linh hoạt
– Bài ca dao là lời đối đáp của chàng trai với cô gái về những cảnh đẹp của đất nước. Lời đối đáp giao duyên tạo sự cuốn hút cho bài ca dao
– Bố cục gồm 2 phần: 6 câu đầu là những câu hỏi của chàng trai, 6 câu sau là lời đáp của cô gái. Đối đáp tình cảm qua cách xưng hô “nàng- chàng”.
– Bài ca dao sử dụng những địa danh tiêu biểu của đất nước: Năm cửa ô, sông Lục Đầu, Sông Thương, núi Đức Thánh Tản, đền Sòng….
=> Sự hiểu biết sâu sắc về phong cảnh thiên nhiên đất nước. Qua đó thể hiện tình yêu quê hương tha thiết.
– Ngôn ngữ tự nhiên: “rủ nhau” – cùng nhau làm một việc gì đó,đầy thú vị.
– Điệp từ “xem”: “Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn” nhấn mạnh sự háo hức, mong đợi của con người trước những địa danh gắn liền với văn hóa Việt Nam.
– Những địa danh tiêu biểu: cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, đài Nghiên, tháp Bút.
– Câu hỏi tu từ: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?” nhằm ghi nhớ công ơn xây dựng đất nước của tổ tiên.
=> Bài ca dao là niềm tự hào về những cảnh đẹp của đất Thăng Long nghìn năm văn hiến.
– Sử dụng từ láy “quanh quanh” gợi sự quanh co, gập ghềnh.
– Hình ảnh so sánh: “non xanh nước biếc như tranh họa đồ”: phong cảnh đẹp như một bức họa do bàn tay con người vẽ nên.
– Cuối cùng là lời mời “Ai vô xứ Huế thì vô”
=> Ca ngợi vẻ đẹp con đường vào xứ Huế mộng mơ. Lời mời, lời nhắn gửi trên thể hiện tình yêu, lòng tự hào đối với cảnh đẹp xứ Huế, một phần cảnh sắc tươi đẹp của thiên nhiên quê hương.
– Điệp ngữ “đứng bên …ngó bên” gợi ra một không gian rộng lớn và khoáng đạt khiến cho nhân vật trữ tình được thu hết cảnh đẹp vào mắt.
– Các điệp từ, đảo ngữ và đối xứng (đứng bên tê đồng – đứng bên ni đồng; mênh mông bát ngát và bát ngát mênh mông)
– Hình ảnh so sánh: “thân em” với “chẽn lúa đòng đòng”: gợi nét trẻ trung phơi phới và tràn đầy sức sống.
=> Bài ca dao là lời của chàng trai khi nhìn thấy cô gái xinh đẹp, tràn đầy sức sống giữa cánh đồng mênh mông, chàng trai đã có lời ca ngợi cánh đồng, vẻ đẹp của cô gái. Đây cũng như một lời tỏ tình kín đáo nhẹ nhàng.