/tmp/twelo.jpg
Nội dung bài viết
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Những câu hát châm biếm Ngữ văn lớp 7, bài học tác giả – tác phẩm Những câu hát châm biếm trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
Nằm trong kho tàng ca dao Những câu hát châm biếm đã thể hiện nét đặc sắc của nghệ thuật trào phúng dân gian nhằm phê phán thói hư tật xấu của những hạng người khác nhau trong xã hội.
1. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
2. Giá trị nội dung
– Phản ánh và phê phán những thói xấu của con người ở từng tầng lớp xã hội qua nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam.
– Thể hiện hai thái độ ứng xử trái ngược mà thống nhất của người dân: Than thở, trữ tình – Cười cợt, châm biếm.
3. Giá trị nghệ thuật
– Sử dụng thể lục bát dân gian quen thuộc
– Vận dụng linh hoạt các hình ảnh so sánh, ẩn dụ, tượng trưng
– Lối nói ngược, phóng đại được thể hiện đặc sắc.
– Hình ảnh người cháu: Ẩn dụ qua “cái cò” đang lặn lội vất vả kiếm ăn. Cò cũng là một con vật tượng trưng cho sự chăm chỉ, chịu khó.
– Hình ảnh người đang được ngỏ lời cầu hôn: “Cô yếm đào”- Ẩn dụ chỉ người con gái xinh đẹp, đang ở độ tuổi lập gia đình, khá giả với chiếc yếm đào sang trọng.
– Hình ảnh người chú đang được giới thiệu:
+ “Hay tửu hay tăm”- chỉ người nát rượu, nhậu nhẹt suốt ngày
+ “Hay nước chè đặc”- chỉ người thích buôn chuyện, lê la, không có công việc ổn định
+ “Hay nằm ngủ trưa” – người nông dân lao động trước kia thường không có ngủ trưa mà chỉ nghỉ một lát rồi lại làm việc, kẻ ngủ trưa là kẻ lười biếng.
+ “Ngày thì ước mưa”, “đêm thì ước thừa trống canh” – muốn ban ngày trời mưa để không phải đi làm, ban đêm thêm trống canh để được ngủ nhiều hơn, chỉ người lười biếng, nhác làm.
– Đối tượng châm biếm là kẻ lười lao động, thích ăn chơi rượu chè mà xã hội hay thời đại nào cũng có.
– Tình huống châm biếm: Một ông chú lười biếng, nát rượu, đầy thói hư tật xấu như vậy mà lại mai mối cho một cô yếm đào đẹp người đẹp nết, gia cảnh khá giả. Đây là một tình huống nhằm tạo nghịch cảnh gây cười.
=> Qua bài ca dao thể hiện thái độ giễu cợt, mỉa mai những thói xấu để từ đó khuyên nhủ mọi người nên sống lành mạnh, chăm chỉ lao động và không để mình sa ngã vào những thói hư tật xấu ấy.
– Bài ca dao là lời phán của ông thầy bói cho cô gái
– Nội dung bài bói là những vấn đề hệ trọng trong đời người như chuyện giàu nghèo, xuất thân, vợ chồng con cái.
– Tuy nhiên lời phán của thầy lại nước đôi “chẳng- thì”, khó mà không đúng được vì tất cả đều là khả năng có thể xảy ra trong cuộc sống:
+ Không giàu thì nghèo- hai trạng thái kinh tế cơ bản
+ Ba mươi Tết thịt treo trong nhà- dù giàu hay nghèo thì theo phong tục ăn Tết cổ truyền của người Việt nhà nào đến tết cũng có thịt lợn.
+ Có mẹ có cha, mẹ cô đàn bà, bố cô đàn ông- ai sinh ra cũng đều có cha mẹ là theo lẽ tự nhiên người mẹ sẽ là đàn bà và người bố là đàn ông.
+ Sinh con chẳng gái thì trai- hai giới tính sinh học cơ bản mà con người bình thường có
=> Những lời phán nước đôi mà bất kì ai cũng có thể nói được.
=> Phê phán những kẻ tự xưng là thầy bói để lừa gạt mọi người. Cảnh tỉnh những người thiếu hiểu biết cần tỉnh táo để không bị kẻ xấu trục lợi.
– Một xã hội cũ thu nhỏ thể hiện ở bài ca dao, mỗi con vật là tượng trưng cho một hạng người trong xã hội:
+ Con cò- tượng trưng thân phận người nông dân
+ Cà cuống- kẻ có chức, có quyền trong xã hội
+ Chim ri, chào mào- cai lệ, lính lệ những tay sai của kẻ có chức quyền
+ Chim chích- các anh mõ làng chuyên đi báo tin
– Thế giới loài vật được dùng để truyền tải câu chuyện của con người một cách kín đáo. Một đám tang nhưng lại thật đông đúc, nhộn nhịp như bữa tiệc. Đám tang đưa tiễn một cái chết đáng thương nhưng lại không có tiếng khóc, sự đau thương. Mọi người đến với mục đích ăn uống, chè chén chứ không phải chia buồn.
=> Phê phán hủ tục ma chay tốn kém khi có người mất, mời cả làng đến ăn uống. Không những gây lãng phí mà còn là trò cười, làm mất đi ý nghĩa của một đám tang linh thiêng. Cần sớm xóa bỏ hủ tục này.
2 câu đầu – Cai lệ là một chức chỉ những tên tay sai của chính quyền Pháp ngày xưa
– “ Cậu cai” với những trang bị:
+ Nón dấu lông gà: dấu hiệu người có vai vế, chức tước.
+ Ngón tay đeo nhẫn: có tiền, sống giàu sang
2 câu sau – 2 câu trước oai phong là thế thì hai câu này lại trái ngược:
+ Ba năm mới có một chuyến sai, gần như thất nghiệp => Không được trọng dụng, bất tài.
+ Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê là một biện pháp nói quá cho thấy sự thiếu thốn, trái với hoàn cảnh của cậu cai hai câu đầu thể hiện tính thích khoe mẽ, ham hư vinh.
=> Bức chân dung biếm họa lố lăng, thích phô trương, vô dụng những thích ra dáng làm oai dọa nạt mọi người của cậu cai đã thể hiện thái độ phê phán hạng người không có gì nhưng thích thể hiện, sĩ diện khoe khoang trong xã hội.