/tmp/puayv.jpg
Nội dung bài viết
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Muốn làm thằng cuội Ngữ văn lớp 8, bài học tác giả – tác phẩm Muốn làm thằng cuội trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi,
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
Có bầu, có bạn can chi tủi,
Cùng gió, cùng mây thế mới vui.
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám,
Tưạ nhau trông xuống thế gian cười.
1. Tác giả
– Tản Đà (1889 – 1939) tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu
– Quê: Ba Vì- Hà Nội
– Xuất thân là nhà nho, thi không đỗ, chuyển sang làm báo, viết thơ.
– Ông được xem là gạch nối giữa nền thơ cổ và hiện đại Việt Nam (là khúc nhạc dạo đầu cho phong trào Thơ mới, lãng mạn Việt Nam).
2. Tác phẩm
a, Xuất xứ:
– Bài thơ trích trong quyển “Khối tình con I”, xuất bản năm 1917
b, Bố cục: 4 phần: đề, thực, luận, kết
c, Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật
d, PTBĐ: Biểu cảm.
e, Giá trị nội dung:
– Bài thơ chính là tâm sự của một con người bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường, muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng bầu bạn với chị Hằng để thoát khỏi những thứ tầm thường ấy.
f, Giá trị nghệ thuật:
– Giọng thơ hóm hỉnh, phóng túng pha một chút ngông.
– Ngôn ngữ thơ bình dị, trong sáng mà tự nhiên có sử dụng nhiều khẩu ngữ
1. Hai câu đề
“Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi
Trần thế em nay chán nửa rồi”
– Tâm trạng: buồn chán, thất vọng. Vì cuộc sống trần thế không có niềm vui cho con người.
– Xưng “em”, gọi “chị”: tình tứ, mạnh bạo, mới mẻ → vầng trăng trở thành người bạn, người chị tri âm tri kỉ
⇒ Nhấn mạnh tâm trạng buồn sầu da diết, không nguôi, niềm bất hoà sâu sắc với xã hội
2. Hai câu thực
“Cung quế đã ai ngồi đó chửa
Cành đa xin chị nhắc lên chơi”
– Ước muốn được lên cung trăng, được làm “thằng cuội”, thực chất là muốn được thoát li khỏi thực tại tầm thường, buồn chán
⇒ Đó là ước muốn rất lãng mạn nhưng cũng rất “ngông”
3. Hai câu luận
“Có bầu có bạn can chi tủi
Cùng gió cùng mây thế mới vui”
– Lên cung trăng được sánh vai cùng chị Hằng, được vui cùng mây, gió, quên hết cô đơn, sầu tủi
⇒ Khát vọng được sống vui tươi, tự do
4. Hai câu kết
“Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cuời”
– Hình ảnh thuần tưởng tượng, vừa thể hiện sự thoả mãn vừa thể hiện sự mỉa mai, khinh bỉ
– Đó chính là đỉnh cao của hồn thơ ngông và lãng mạn của Tản Đà.
– “Tựa nhau trông xuống thế gian cười” : sự mỉa mai khinh bỉ cõi trần gian
⇒ Khao khát sự đổi thay xã hội theo hướng tốt đẹp, thoả mãn nhu cầu sống cá nhân.