Mưa – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý


Mưa – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Mưa Ngữ văn lớp 6, bài học tác giả – tác phẩm Mưa trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

A. Nội dung tác phẩm Mưa

Nội dung bài thơ: Bài thơ miêu tả chính xác và sinh động cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở làng quê. Bài thơ thể hiện tài năng quan sát và miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh tế và độc đáo của Trần Đăng Khoa.

B. Tìm hiểu tác phẩm Mưa

1. Tác giả: Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, năng khiếu thơ nảy nở từ rất sớm.

– Từ lúc là học sinh Tiểu học đã có rất nhiều bài thơ đăng báo và tập thơ đầu được in năm 1968, lúc nhà thơ mới mười tuổi.

2. Tác phẩm

a) Xuất xứ: Bài “ Mưa” được rút từ tập thơ đầu tay “ Góc sân và khoảng trời” của tác giả.

Xem thêm:  Soạn bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ) ngắn nhất

b) Thể thơ: Tự do

c) Bố cục: 3 phần

– Phần 1: Từ đầu đến “ nhảy múa”: Khung cảnh lúc trời sắp mưa

– Phần 2: Tiếp theo đến “ cây lá hả hê” : Khung cảnh lúc trời đổ mưa.

– Phần 3: Còn lại: Khung cảnh con người trong cơn mưa.

d) Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả.

e) Giá trị nội dung:

Bài thơ miêu tả chính xác và sinh động cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở làng quê. Bài thơ thể hiện tài năng quan sát và miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh tế và độc đáo của Trần Đăng Khoa.

f) Giá trị nghệ thuật

– Sử dụng phép nhân hóa

– Thể thơ tự do

– Nhịp thơ ngắn và nhanh.

C. Sơ đồ tư duy Mưa

Mưa

D. Đọc hiểu văn bản Mưa

1. Khung cảnh lúc trời sắp mưa

– Các con vật đang rối rít tìm nơi trú: Con mối bay ra, gà con rối rít tìm nơi ẩn nấp, kiến hành quân đầy đường.

– Cây cối: Cây mía múa gươm, lá khô, cỏ gà rung tai nghe, bụi tre tần ngần gỡ tóc, hàng bưởi đu đưa bế lũ con, cây dừa sải tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa.

– Bầu trời mặc áo ráp đen ra trận, chớp rạch ngang trời khô khốc, sấm ghé xuống sân cười khanh khách.

=> Cảnh vật trước cơn mưa được miêu tả thật sinh động. Cảnh tượng một cuộc ra trận dữ dội với khí thế mạnh mẽ, khẩn trương.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa năm 2021

2. Khung cảnh lúc trời đổ mưa

– Âm thanh: ù ù như tiếng xay lúa, lộp bộp.

– Đất trời: mù trắng nước, mưa chéo mặt sân

– Con vật: Cóc nhảy chồm chồm, chó sủa.

– Cây cối: hả hê.

=> Cảnh trong cơn mưa được miêu tả sinh động, chính xác, chân thật.

3. Hình ảnh con người trong cơn mưa

– Hình ảnh con người ở đây là người cha đi cày về hiện lên dáng vẻ thật lớn lao, vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội đầy sấm chớp.

– Nghệ thuật ẩn dụ khoa trương. Người cha đi cày về dưới trời mưa đã được tác giả nhìn như là “ Đội sấm/ Đội chớp/ Đội cả trời mưa..”

=> Con người có tầm vóc lớn lao và tư thế hiên ngang, sức mạnh to lớn có thể sánh với thiên nhiên vũ trụ.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu