/tmp/bpsnu.jpg
Nội dung bài viết
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Khi con tu hú Ngữ văn lớp 8, bài học tác giả – tác phẩm Khi con tu hú trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
1. Tác giả
– Tố Hữu (1920- 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa Thiên-Huế.
– Ông được giác ngộ cách mạng trong phong trào học sinh, sinh viên.
– Với nguồn cảm hứng lớn là lí tưởng cách mạng, thơ Tố Hữu trở thành lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác:
– Bài thơ “Khi con tu hú” được sáng tác trong nhà lao Thừa Phủ (Huế), khi tác giả mới bị bắt giam ở đây tháng 7-1939.
– Bài thơ được trích trong tập thơ “Từ ấy”.
b, Bố cục: 2 phần
– Phần 1: 6 câu thơ đầu: Bức tranh mùa hè trong tâm tưởng của người tù cách mạng
– Phần 2: 4 câu thơ cuối: Tâm trạng của người tù cách mạng
c. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
d, Thể thơ: lục bát
e, Nhan đề bài thơ:
– Nhan đề bài thơ chỉ là một vế phụ của một câu văn trọn ý -> Khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến, người tù cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam chật chội; càng thèm khát cháy bảng cuộc sống tự do tưng bừng ở bên ngoài.
f. Giá trị nội dung: Bài thơ thể hiện lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
g. Giá trị nghệ thuật:
– Thể thơ lục bát uyển chuyển, nhẹ nhàng
– Giọng điệu tự nhiên, cảm nhận tinh tế kết hợp với miêu tả tâm lí nhân vật chân thực, tinh tế.
– Nghệ thuật đối lập tương phản, liệt kê, kết hợp với các danh từ, tính từ và động từ mạnh
– Hình ảnh thơ giàu chất hội họa
1. Bức tranh mùa hè trong tâm tưởng người tù cách mạng (6 câu thơ đầu)
+ Âm thanh tiếng chim tu hú, tiếng ve ngân, tiếng sáo diều → náo động, rạo rực
+ Màu sắc: màu vàng (bắp rây), màu đỏ (trái chín), màu hồng (nắng đào), màu xanh (trời xanh). → rực rỡ, tươi tắn
+ Hương vị: chín, ngọt → ngọt ngào, đầy sức sống
+ Không gian: rộng mà cao (TT): → thoáng đãng, tự do
– Cách sử dụng từ ngữ: sử dụng nhiều danh từ, động từ, tính từ:
– Biện pháp liệt kê: những hình ảnh tươi sáng của mùa hè
→ Cảnh mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị. Mọi vật sống động, mạnh mẽ
→ Tâm hồn nhạy cảm tinh tế, tình yêu cuộc sống tha thiết của người tù Cách mạng
2. Tâm trạng người tù cách mạng (4 câu cuôis)
– Cách ngắt nhịp bất thường 6/2 ( câu 8 ); 3/3 ( câu 9 ).
– Sử dụng các động từ mạnh: (đập tan phòng, chết uất), những từ ngữ cảm thán (ôi, thôi, làm sao), câu cảm thán (câu 8 và câu 10).
→ Cảm giác ngột ngạt và uất ức cao độ
→ niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát khỏi cảnh tù ngục để trở về với cuộc sống tự do của người chiến sĩ cách mạng.
* Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu nhưng tâm trạng người tù khi nghe tiếng tu hú có sự khác nhau:
– Ở câu thơ đầu tiếng tu hú gợi ra cảnh trời đất bao la, tưng bừng sự sống lúc vào hè, tâm trạng người tù hoà hợp với sự sống, say mê cuộc sống.
– Ở câu thơ cuối, tiếng tu hú gơi cảm xúc khác hẳn: u uất, nôn nóng, khắc khoải, tâm trạng của kẻ mất tự do, bị tách rời cuộc sống.
→ Tiếng chim tu hú là tiếng gọi thiết tha của tự do, của cuộc sống hối hả, là khao khát đất nước hòa bình, độc lập đang cháy hừng hừng trong lòng người tù- nhà thơ.