/tmp/ugibs.jpg
Có rất nhiều loại kem chống nắng, tuy nhiên không thể cứ tùy tiện thoa lên mặt mà phải xem loại nào phù hợp với làn da của bạn. Vậy nên dùng kem chống nắng vật lý hay hóa học?
Sự đa dạng của các sản phẩm kem chống nắng có thể khiến bạn “quay cuồng trong mơ hồ” không biết nên chọn lựa giữa loại tự nhiên, khoáng chất, vật lý hay hóa học. Và những khái niệm này có nghĩa là gì? Bạn nên dùng kem chống nắng vật lý hay hóa học?
Chuyên gia làm đẹp trong giới showbiz Renée Rouleau cùng chuyên gia da liễu Hadley King đến từ New York sẽ phân tích sự khác biệt giữa kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học để bạn hiểu được nên dùng loại nào.
Đang xem: Kem chống nắng vật lý và hóa học
Nội dung bài viết
“Kem chống nắng vật lý chứa thành phần là các khoáng chất hoạt tính, chẳng hạn titanium dioxide (titan oxit) hay zinc oxide (kẽm oxit). Chúng nằm lại trên bề mặt da để làm chệch hướng và tiêu tán tia UV khỏi làn da”, chuyên gia thẩm mỹ Rouleau cho biết.
Kem chống nắng vật lý bảo vệ làn da khỏi cả hai tia UVA, UVB và ánh nắng mặt trời ngay khi bạn thoa kem lên da. Người ta cũng thường gọi loại kem này là kem chống nắng tự nhiên hoặc kem chống nắng khoáng chất.
Rouleau ưa chuộng kem chống nắng vật lý vì nó không bịt kín lỗ chân lông. Tuy nhiên, nhược điểm của loại kem này là tạo cảm giác nặng nề, giống như có một lớp phủ mỏng trên da khiến bạn cảm thấy khó chịu. Lớp kem này cũng dễ bị mồ hôi rửa trôi đi, hoặc việc chà xát (do tay hoặc khẩu trang) cũng khiến kem bị trôi. Điều đó có nghĩa là bạn phải thoa thêm kem khi cần thiết.
Tuy nhiên, Renée Rouleau và Hadley King vẫn tiến cử kem chống nắng vật lý thay vì kem chống nắng hóa học vì nó ngăn chặn được nhiều bước sóng tia UV và không bị giảm tác dụng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
“Kem chống nắng vật lý hiện nay không còn bị trắng bệt và bết dính như trước kia nữa. Rất nhiều nhãn hàng đã nâng cấp để chúng mịn màng và dễ thoa lên làn da”, King nói.
Kem chống nắng vật lý Drunk Elephant Umbra Sheer Physical Daily Defense tốt cho da.
Kem chống nắng vật lý Bliss Block Star Invisible Daily Sunscreen hoặc Sukin Suncare Tinted Sunscreen được một số chuyên gia tiến cử.
“Kem chống nắng hóa học chứa các hợp chất hữu cơ (gốc carbon) có khả năng tạo ra các phản ứng hóa học để biến đổi tia UV thành nhiệt, rồi giải phóng nhiệt đó khỏi bề mặt da”, Rouleau giải thích.
Kem chống nắng hóa học thường loãng hơn, do đó dễ thoa lên da và tiện sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Làn da được bảo vệ chặt chẽ do không có khoảng trống giữa các phân tử kem chống nắng.
Các công thức cấu thành kem chống nắng cũng giúp các nhà sản xuất dễ dàng thêm vào các thành phần có lợi cho da, chẳng hạn các peptit và enzyme.
Mặc dù một số loại kem chống nắng hóa học bị tố cáo là chứa oxybenzone gây dị ứng, đảo lộn hoạt động hormone và phá hủy tế bào, nhưng King tin rằng các nhãn hiệu từ lâu đã tìm ra công thức giúp loại bỏ oxybenzone mà vẫn đảm bảo hiệu quả chống nắng.
Nên chọn kem chống nắng vật lý hay hóa học? Kem chống nắng hóa học Supergoop! Daily Dose Vitamin C + SPF 40 Serum với chỉ số chống nắng cao
Kem chống nắng hóa học Mele No Shade Sunscreen Oil hoặc Neutrogena Clear Face Oil-Free Sunscreen SPF 30 được các chuyên gia tin dùng.
Xem thêm: Trị Mụn Tại Spa Có Hiệu Quả Không, Khi Nào Nên Đi Trị
Nếu như kem chống nắng vật lý nằm phía trên bề mặt da và chặn tia cực tím ngay tại bề mặt, thì kem chống nắng hóa học lại thẩm thấu tia cực tím giống như miếng bọt biển.
Nên chọn kem chống nắng vật lý hay hóa học? Rouleau tin rằng bạn nên sử dụng kết hợp cả kem chống nắng vật lý và hóa học để bảo vệ làn da cả bên trong lẫn bên ngoài. “Chúng tôi đã nghiên cứu và thấy rằng, đối với kem chống nắng vật lý, bạn nên dùng loại kẽm oxit thay vì titanium dioxide. Bởi vì kẽm là chất chống kích ứng và thích hợp với làn da nhạy cảm, đó là lý do chúng được sử dụng trong sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Kẽm oxit cũng cho thấy công dụng chống tia UVA hiệu quả nhất, mạnh mẽ hơn so với titanium dioxide”, cô cho biết.
Tuy vậy, bạn cũng cần chặn đứng tia UVB, do đó hãy dùng thêm kem chống nắng hóa học nếu làn da của bạn thích nghi được với các hóa chất trong kem. Điều cần lưu ý là bạn phải chú ý đến hạn sử dụng của kem. Nếu kem chống nắng đã hết hạn, hoặc kem đã bị tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời, thì các công thức hóa học sẽ bị thay đổi và mất đi công hiệu, dễ gây kích ứng da.
Đây là một câu hỏi khó trả lời vì loại kem chống nắng bạn chọn có thể là tác nhân gây mụn. Nguyên nhân kem chống nắng gây mụn là do chúng có thể chứa các thành phần gây tắc nghẽn lỗ chân lông, hoặc da sinh ra phản ứng nhạy cảm với hóa chất chống tia UV.
Nếu bị nổi mụn, King khuyên bạn sử dụng kem chống nắng vật lý thay vì hóa học. Tuy nhiên, cô nhấn mạnh rằng mụn chủ yếu xuất hiện là do chất tạo mùi, chất bảo quản, chất làm mềm và các chất khác. Do đó bạn hãy chọn loại có dán mác ghi “non-comedogenic” (không chứa thành phần gây bít lỗ chân lông). Kẽm oxit và titanium dioxide đều là non-comedogenic.
Nên chọn loại kem chống nắng có nhãn Non-Comedogenic.
Bên cạnh đó, đối với những người có làn da sẫm, thoa kem chống nắng vật lý có thể khiến làn da trông xanh xao nhợt nhạt. Vì vậy bạn nên chọn loại kem có màu hơi sẫm (tinted) thay vì kem màu trắng.
Dù chọn loại kem nào, bạn cũng đừng quên thoa lại kem sau mỗi 2 tiếng hoặc sau khi đi bơi, rửa mặt. Nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm dễ nổi mụn, vậy hãy thoa thử kem lên mặt trong da tay rồi để 24 tiếng xem có bị kích ứng hay không. Nếu không thì hãy thoa sản phẩm này lên mặt.
Trong ánh sáng mặt trời có nhiều loại tia gây hại cho da, hại nhất là tia cực tím (UV). Có 2 loại tia cực tím là UVA và UVB.
UVA chiếm 95% lượng tia UV chiếu vào da và gây ra sự tàn phá âm thầm, khiến da bị sạm và hình thành nếp nhăn. Nói là âm thầm vì UVA không gây ra sự tàn phá rõ rệt như UVB. Tia UVB dù chỉ chiếm 5% nhưng lại gây hại cực mạnh, ngay lập tức khiến da cháy nắng và dễ gây ung thư da.
Tuy nhiên, phạm vi tác động của tia UVB chỉ xảy ra ở vùng nắng gắt hoặc vùng cao, tia này cũng không xuyên qua da. Trong khi hầu hết tia UVA chạm tới mặt đất, xuyên qua da và xuất hiện cả ngày, bất kể trời râm hay trời nắng. Hễ ban ngày có ánh sáng thì có tia UVA.
Xem thêm: Cách Sử Dụng Bột Bí Đỏ Làm Đẹp Từ Bí Đỏ, Tác Dụng Của Bột Bí Đỏ Trong Làm Đẹp
Do đó, dù là vật lý hay hóa học thì bạn cũng nên chọn kem chống nắng phổ rộng (broad-spectrum) để ngăn chặn được cả 2 loại tia này. Nên dùng kem chống nắng vật lý hay hóa học? Kem chống nắng tốt nhất là loại bạn có thể thoa lớp dày (chứ không phải thoa nhiều lần) mà vẫn cảm thấy thoải mái. Hãy thử một vài loại kem chống nắng hóa học và vật lý để tìm ra loại bảo vệ tốt nhất cho làn da nhé.
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam