/tmp/dcfkn.jpg
Ai cũng biết kem chống nắng (Sunscreen) là trợ thủ đắc lực để bảo vệ làn da của chúng ta khỏi những tia có hại từ ánh nắng mặt trời. Nhất là với chị em phụ nữ, vào mùa hè và khi đi biển. Nhưng không phải ai cũng biết: Có các loại kem chống nắng nào? Thương hiệu kem chống nắng nào tốt? Cách chọn kem chống nắng phù hợp với từng loại da?… Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin để bạn chọn được loại kem chống nắng nào tốt nhất cho mình.
Đang xem: Kem chống nắng the face shop và innisfree
Mục lục
3. Chọn kem chống nắng dựa vào thông tin sản phẩm3.1 Các chỉ số chống nắng4. Kem chống nắng nào tốt?5. Cách chọn kem chống nắng theo từng loại da
Nội dung bài viết
Nhiều người nghĩ rằng ánh nắng mặt trời sẽ làm cho làn da đen sạm đi và khi ra ngoài chỉ cần mặc quần áo chống nắng, đội mũ, che ô… là được. Cách nghĩ này chưa đúng! Bởi lẽ, ngoài việc làm cho da bạn xấu đi, nó còn là tác nhân gây bệnh ung thư da nữa. Các cách che chắn nói trên thì chưa đủ để bảo vệ bạn khỏi các tia có hại được. Tia cực tím vẫn dễ dàng xuyên qua lớp vải quần áo chống nắng và gây hại cho làn da của bạn. Vậy lấy gì để bảo vệ da khỏi các tia có hại từ ánh nắng mặt trời? Câu trả lời là kem chống nắng.
Các tia cực tím có hại từ ánh nắng mặt trời là tia UVA và UVB. Tia UVA phá hủy da ngay lập tức, gây lên các lão hóa về da như: nếp nhăn, tàn nhang, khô sạm…Tia UVB có ảnh hưởng lâu dài gây ra các bệnh ung thư da. Kem chống nắng được tạo thành bởi rất nhiều các thành phần hóa học khác nhau, trong số đó có chức năng ngăn ngừa bức xạ của hai loại tia cực tím này. Một số loại kem chống nắng tốt nhất hiện nay còn có thể bảo vệ làn da khỏi cả tia UVC (tia cực ngắn) nữa.
Tác hại của tia UVA và UVB đối với làn da
Có 2 cách để kem chống nắng bảo vệ da. Một cách là phản xạ tia UV lại môi trường. Một cách khác là hấp thụ tía UV và chuyển hóa chúng. Cách phản xạ tia UV sẽ có tác dụng bảo vệ da lâu hơn cách hấp thụ. Tương ứng với 2 cách này sẽ có 2 loại kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học. Mỗi loại kem chống nắng này đều có những ưu nhược điểm khác nhau mình sẽ viết rõ ở phần tiếp sau.
Bạn đang sử dụng các sản phẩm dưỡng da như Vitamin C, Retinol, đắp mặt nạ dưỡng da…thì chắc chắn bạn không thể không thoa kem chống nắng mỗi khi ra đường. Bởi nếu không bôi kem chống nắng thì các chất có lợi cho da và làn da của bạn dễ bắt nắng hơn bao giờ hết. Bạn sẽ không muốn công cuộc chăm sóc da của bạn vô tác dụng thậm chí là phản tác dụng chứ?
Nếu chia theo dạng thức tồn tại có thể chia thành kem chống nắng dạng xịt, dạng kem, dạng gel…
Kem chống nắng dạng xịt thường lỏng và dễ dùng hơn, nhưng bạn có thể bỏ sót những vị trí cần thoa kem. Ngoài ra trong khi xịt bạn có thể vô tình xịt trúng tai, mũi, miệng, mắt như vậy không an toàn. Song bạn vẫn có thể chọn kem chống nắng dạng xịt, chỉ cần khi sử dụng kem chống nắng chú ý một chút thôi.
Các dạng kem chống nắng còn lại thì khi dùng sẽ thoa được đều hết các khu vực cần thoa. Song bạn cũng cần chú ý chà kỹ vì một số loại kem chống nắng có thể tạo ra các vệt màu trắng trên da.
Kem chống nắng dạng xịt Neutrogena
Dựa vào thành phần kem chống nắng thì có thể chia thành 2 loại: kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học. Mỗi loại này bảo vệ da theo các cách khác nhau:
Kem chống nắng vật lý với thành phần chính là Titan oxit (Titanium Dioxide) và kẽm oxit (Zinc Oxide). Chúng tạo ra lớp ngăn cách bề mặt da với tia UV, giúp phản xạ lại tia UV không cho chúng xâm nhập vào da bạn. Do đó khả năng bảo vệ da rất dài lâu.
Kem chống nắng vật lý rất lành tính và dùng được cho nhiều loại da kể cả da em bé. Khi thoa kem lên da sẽ có tác dụng chống nắng ngay chứ không cần đợi thời gian để các chất hoạt động. Tuy nhiên thành phần Titanium Dioxide có thể khiến một số người da nhạy cảm bị kích ứng. Khi đó bạn có thể đổi dùng kem chống nắng hóa học.
Ngoài ra, do nguyên lý hoạt động của kem chống nắng vật lý là tạo lớp ngăn cách trên bề mặt da nên khi sử dụng sẽ tạo thành một lớp dày màu trắng, khó tán và dễ bết dính nên khó kết hợp sử dụng mỹ phẩm. Đồng thời do kem chống nắng vật lý không thẩm thấu vào da nên cũng rất dễ bị trôi nếu bạn chà xát mạnh.
Kem chống nắng hóa học được tạo thành bởi nhiều chất như: Octylcrylene, Avobenzon, Octinoxate, Octisalate, Oxybenzone…Các chất này sẽ hấp thụ các tia UV và phân hủy chúng thành chất khác trước khi chúng được hấp thụ vào da.
Ưu điểm so với kem chống nắng vật lý: Ít bị rửa trôi hơn do phần lớn các chất trong kem chống nắng hóa học có thể tan trong dầu, không tan trong nước. Độ che phủ cao hơn nhưng phạm vi bảo vệ sẽ phụ thuộc vào hoạt tính và sự ổn định của các bộ lọc hóa học. Kem chống nắng hóa học thường không màu, không mùi và thấm vào da nên khi bôi lên da sẽ không để lại các vệt trắng hay cảm giác bết dính, có thể kết hợp dễ dàng với các loại mỹ phẩm khác.
Hạn chế của kem chống nắng hóa học chính là thời gian. Bạn cần thoa kem trước khi ra khỏi nhà khoảng 20 phút để các chất hoạt động. Ngoài ra, thời gian bảo vệ của kem chống nắng hóa học chỉ khoảng 2h nên khi đi ra ngoài bạn cần mang theo kem chống nắng để thoa lại liên tục, rất bất tiện.
Cơ chế bảo vệ da của kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học
Nói tóm lại, kem chống nắng vật lý an toàn sử dụng cho hầu hết mọi loại da, kem chống nắng hóa học thì dễ gây kích ứng hơn. Nhưng kem chống nắng hóa học thì bảo vệ da tốt hơn kem chống nắng vật lý. Do đó bạn nên thử cả 2 loại này để xem mình hợp với loại nào nhé. Hiện nay các công ty mỹ phẩm đang có xu hướng kết hợp 2 loại này lại để nâng cao hiệu quả chống nắng cho sản phẩm.
Có 2 chỉ số chống nắng bạn càn quan tâm khi chọn mua kem chống nắng nào tốt. Đây là những thông số kỹ thuật chung của kem chống nắng.
3.1.1 Chỉ số chống nắng SPF
Chỉ số chống nắng SPF (Sun Protection Factor)– chỉ số bảo vệ và phòng ngừa tia UVB. Chính là thời gian tối đa bạn ở dưới ánh nắng mặt trời mà kem chống nắng có thể bảo vệ da bạn khỏi tia UVB. Đơn vị quy đổi là: mỗi 1 điểm SPF = 10 phút.
Xem thêm: Review Mặt Nạ N.M.F Aquaring Giá Bao Nhiêu, Hộp Mặt Nạ Mediheal Nmf Aquaring Ampoule Mask
Ví dụ: SPF 30 nghĩa là kem chống nắng có thể hoạt động hiệu quả tối đa 300 phút (5h). Đương nhiên thời gian bảo vệ này sẽ bị giảm khi chịu ảnh hưởng của mồ hôi, nước. Do đó để chắc chắn bạn cứ nên bôi lại kem chống nắng sau mỗi 2h.
Nói như vậy thì cứ chọn kem chống nắng có chỉ số SPF càng cao càng tốt? Sai lầm! Như ảnh trên, chỉ số SPF 15 có thể ngăn được 93% tác hại của tia UVB, SPF 50 có thể ngăn được 98%. Chỉ số SPF 70-100 thì ngăn được tối đa 100% tác hại của tia UVB. Nhưng nếu chỉ số SPF quá cao dễ gây ra kích ứng da, bạn sẽ không thích điều này đâu.
Chỉ số SPF thấp thì khả năng bảo vệ da thấp, chỉ số SPF quá cao cũng không tốt. Vậy SPF bao nhiêu là phù hợp? Nếu bạn tiếp xúc với ánh nắng ít thì hãy mua kem chống nắng SPF 15-30. Nếu bạn ở ngoài ánh mặt trời nhiều thì nên chọn kem chống nắng SPF 30-50.
Chỉ số chống nắng SPF
3.1.2 Chỉ số chống nắng PA
PA (Protection Grade of UVA) là chỉ số đánh giá khả năng bảo vệ của kem chống nắng khỏi tia UVA. Nếu chỉ số SPF được tính bằng những con số thì chỉ số PA lại được chia thành các dấu “+” như sau:
PA+ Khả năng chống tia UVA khoảng 2-4h
PA++ Khả năng chống tia UVA khoảng 4-8h
PA+++ Khả năng chống tia UVA khoảng 8-16h
PA++++ Khả năng chống tia UVA khoảng hơn 16h
Nên chọn chỉ số chống nắng PA từ PA++ trở lên.
Kem chống nắng nào tốt nhất không cứ là phải có SPF và PA cao. Bởi vì điều này còn phụ thuộc nhu cầu chọn kem chống nắng của bạn là gì? Nếu chỉ dùng hàng ngày thì chỉ chọn loại nhẹ nhàng. Nếu chọn kem chống nắng đi biển thì nên chọn loại có tác dụng bảo vệ mạnh hơn.
Kem chống nắng nào tốt nhất nên có hiển thị cả 2 chỉ số chống nắng SPF và PA. Hoặc nếu không có chỉ số PA thì bạn tìm chữ “Broad Spectrum”- bảo vệ phổ rộng trên nhãn kem chống nắng. Như vậy mới có thể chống lại cả 2 loại tia UVA và UVB bảo vệ toàn vẹn cho làn da của bạn.
Titanium Dioxide và Zinc Oxide là 2 loại khoáng chất tự nhiên thường có trong kem chống nắng vật lý sẽ giúp bạn cảm thấy thoái mái hơn khi thoa kem chống nắng. Hai khoáng chất này không được da hấp thụ, chúng sẽ bảo vệ da của bạn cho đến khi chúng bị cuốn trôi. Chú ý không chọn kem chống nắng có các thành phần Oxybenzone (một chất gây rối loạn nội tiết tố), Retinal palmitate (có thể làm khuếch đại tổn thương do mặt trời gây ra), PABA, Paraben hay Mi-ăng…
Thành phần trong kem chống nắng có xu hướng bị oxi hóa dễ dàng kể cả khi chúng chưa được mở nắp. Do đó khi chọn kem chống nắng nào tốt nên là loại có ngày sản xuất gần nhất. Tránh mua các loại kem chống nắng sắp hêt hạn sử dụng, vừa bị giảm chất lượng vừa lãng phí.
Khả năng chống nước nghĩa là kem chống nắng vẫn có tác dụng khoảng 40 phút sau khi được tiếp xúc với nước. Còn không thấm nước là kem chống nắng vẫn có hiệu quả khoảng 80 phút sau khi tiếp xúc với nước. Nếu không có điều này thì hiệu quả sử dụng đã giảm đi 2/3, không thể là kem chống nắng nào tốt được.
Không phải cứ đi biển hay ra hồ bơi bạn mới cần kem chống nắng chống nước. Bởi tiếp xúc với nước bao gồm cả khi bạn bơi lội và đổ mồ hôi nữa. Hãy chọn kem chống nắng nào tốt mà trên nhãn có ghi rõ “Water resistant” nhé.
Hiện nay có vô vàn các thương hiệu, sản phẩm, giá cả kem chống nắng làm người tiêu dùng băn khoăn nhiều khi lựa chọn kem chống nắng nào tốt. Các thương hiệu kem chống nắng Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản chính là những thương hiệu hàng đầu. Với mức giá kem chống nắng từ khoảng 200-500K bạn đã có được một sản phẩm chất lượng rất tốt rồi.
Các thương hiệu kem chống nắng nào tốt nhất hiện nay phải kể đến: Innisfree, Vichy, Shiseido, Ohui, The face shop…Trong đó Innisfree được đánh giá là sản phẩm tốt nhất, giá cả hợp lý nhất.
Ở phân khúc kem chống nắng bình dân thì có kem chống nắng Biore, kem chống nắng Sunplay, kem chống nắng Nivea… là những cái tên kem chống nắng tốt giá rẻ vô cùng quen thuộc. Kem chống nắng Ohui là thương hiệu cao cấp đến từ Hàn Quốc, chất lượng tốt nhưng giá khá mắc. Ngoài ra còn có kem chống nắng Avène, kem chống nắng La Roche Posay…nữa.
Hãy xem đặc điểm cụ thể của mỗi loại như thế nào nhé!
Kem chống nắng Innisfree có tốt không? Nằm trong Top kem chống nắng tốt nhất năm 2018, Innisfree là thương hiệu kem chống nắng Hàn Quốc đang rất được ưa chuộng. Sản phẩm của Innisfree nổi tiếng với thành phần hoàn toàn tự nhiên như trà xanh, hoa hướng dương…không gây kích ứng da và rất an toàn cho người sử dụng. Giá bán kem chống nắng Innisfree từ khoảng 250-500K.
Xem thêm: Chính Hãng Kem Chống Nắng Karadium Giá Bao Nhiêu, Chính Hãng Kem Chống Nắng Karadium
Các kem chống nắng hàng đầu của thương hiệu này bao gồm: Innisfree Daily Protection SPF 35+ là dòng dùng hàng ngày khi bạn tiếp xúc với ánh nắng nhẹ. Innisfree Extreme Safety thì phù hợp cho bạn khi tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng và đi biển. Vào mùa hè thì bạn nên dùng InnisfreePerfect UV Protection SPF 50+ có chỉ số SPF cao hơn loại Daily.